Trắc nghiệm Lịch sử 7 kết nối bài 12 Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 Bài 12 Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077) - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt đã có chủ trương gì?

  • A. Đánh du kích
  • B. Phòng thủ
  • C. Đánh lâu dài
  • D. "Tiến công trước để tự vệ"

Câu 2: Đây là một trong những trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Người chỉ huy trận đánh – Lý Thường Kiệt thực sự là một tướng tài. Tên tuổi của ông mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc ta. Vậy đó là trận đánh nào?

  • A. Trận Bạch Đằng năm 981
  • B. Trận đánh châu Ung, châu Khâm và châu Liêm (10-1075)
  • C. Trận Như Nguyệt (1077)
  • D. Cả ba trận trên

Câu 3: Nhà Tống đã làm gì giải quyết những khó khăn trong nước?

  • A. Đánh hai nước Liêu - Hạ
  • B. Đánh Đại Việt để khống chế Liêu - Hạ
  • C. Đánh Cham-pa để mở rộng lãnh thổ
  • D. Tiến hành cải cách, củng cố đất nước

Câu 4: Mục đích chính của Lý Thường Kiệt trong cuộc tấn công sang đất Tống cuối năm 1075 là:

  • A. Đánh vào cơ quan đầu não của quân Tống
  • B. Đánh vào nơi tập trung lương thực và khí giới để chuẩn bị đánh Đại Việt
  • C. Đánh vào khu vực đông dân để tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch
  • D. Đòi lại phần đất đã mất do bị nhà Tống chiếm

Câu 5: Để chuẩn bị chiến tranh lâu dài với quân Tống, sau khi mở cuộc tấn công vào đất Tống Lý Thường Kiệt đã làm gì?

  • A. Tạm thời hòa hoãn với quân Tống để củng cố lực lượng tronhg nước
  • B. Cho xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt
  • C. Tấn công, đập tan cuộc chiến tranh xâm lược của Cham-pa ở phía Nam
  • D. Đón địch, tiêu diệt lực lượng của địch ngay khi chúng vừa đặt chân đến

Câu 6: Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, làm suy yếu ý chí của quân Tống Lý Thường Kiệt đã làm gì?

  • A. Tập chung tiêu diệt nhanh quân Tống.
  • B. Ban thưởng cho quân lính.
  • C. Sáng tác bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”.
  • D. Cả 3 ý trên.

Câu 7: Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách nào?

  • A. Tổng tiến công, truy kích kẻ thù đến cùng
  • B. Thương lượng, đề nghị giảng hòa
  • C. Kí hòa ước, kết thúc chiến tranh
  • D. Đề nghị “giảng hòa”củng cố lực lượng, chờ thời cơ

Câu 8: Tại sao Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa?

  • A. Lý Thường Kiệt sợ mất lòng vua Tống
  • B. Để bảo toàn lực lượng và tài sản của nhân dân
  • C. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước và là truyền thống nhân đạo của dân tộc
  • D. Lý Thường Kiệt muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng

Câu 9: Cách thức kết thúc chiến tranh bằng con đường hòa bình của Lý Thường Kiệt không mang lại ý nghĩa nào sau đây?

  • A. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước
  • B. Thể hiện thiện chí hòa bình, tinh thần nhân đạo của Đại Việt
  • C. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh, hạn chế thương vong
  • D. Nâng cao vị thế của nhà Lý đối với nhà Tống

Câu 10: Trên cơ sở phân tích diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077), anh (chị) hãy cho biết tư tưởng xuyên suốt của nhà Lý là gì?

  •  A. Nhân đạo
  • B. Nhân văn
  • C. Chủ động
  • D. Bị động

Câu 11: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tạo thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm                   

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

Ý nào nào sau đây không phản ánh đúng nội dung của 4 câu thơ trên?

  • A. Đánh đòn tâm lý vào kẻ thù khiến chúng hoang mang, lo sợ
  • B. Tự hào về chiến thắng của quân dân Đại Việt
  • C. Cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân Đại Việt
  • D. Khẳng định chủ quyền của dân tộc Đại Việt

Câu 12: Những vị tướng dân tộc thiểu số tiêu biểu, có đóng góp lớn trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077) là

  • A. Hà Bổng, Hà Trương
  • B. Tông Đản, Thân Cảnh Phúc
  • C. Hoài Trung Hầu, Dương Cảnh Thông
  • D. Hà Thiện Lãm, Dương Tự Minh

Câu 13: Đâu không phải lý do khiến Lý Thường Kiệt chọn Như Nguyệt làm nơi xây dựng phòng tuyến đánh giặc?

  • A. Là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây vào Thăng Long
  • B. Lực lượng quân Tống sang xâm lược Việt Nam chủ yếu là bộ binh
  • C. Dựa trên truyền thống đánh giặc trên sông của các triều đại trước
  • D. Là một chiến hào tự nhiên khó để vượt qua

Câu 14: Cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077) giành thắng lợi không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây? 

  • A. Nhà Lý đã đưa ra được đường lối đánh giặc đúng đắn, sáng tạo
  • B. Nhân dân Đại Việt có tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng với kẻ thù
  • C. Nhà Tống đang lâm vào tình trạng khủng hoảng, tiềm lực suy giảm
  • D. Sự đoàn kết giữa Đại Việt và Champa trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung

Câu 15: Ý nào không minh chứng cho sự chuẩn bị của nhà Tống cho cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt?

  • A. Xúi giục vua Champa đánh lên từ phía Nam
  • B. Ngăn trở việc buôn bán đi lại của nhân dân hai nước, dụ dỗ các tù trưởng dân tộc ít người
  • C. Xây dựng các căn cứ để chuẩn bị cho cuộc chiến ở gần biên giới Đại Việt
  • D. Cử sứ giả sang Đại Việt mượn đường để đánh Champa

Câu 16: Cách thức kết thúc chiến tranh bằng con đường hòa bình của Lý Thường Kiệt không mang lại ý nghĩa nào sau đây?

  • A. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước
  • B. Thể hiện thiện chí hòa bình, tinh thần nhân đạo của Đại Việt
  • C. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh, hạn chế thương vong
  • D. Nâng cao vị thế của nhà Lý đối với nhà Tống

Câu 17: Vào thời gian nào quân Tống vượt ải Nam Quan qua Lạng Sơn tiến vào nước ta?

  • A. Cuối năm 1076
  • B. Đầu năm 1077
  • C. Cuối năm 1075
  • D. Đầu năm 1076

Câu 18: Để chuẩn bị chiến tranh lâu dài với quân Tống, sau khi mở cuộc tấn công vào đất Tống Lý Thường Kiệt đã làm gì?

  • A. Tạm thời hòa hoãn với quân Tống để củng cố lực lượng trong nước
  • B. Cho xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt
  • C. Tấn công, đập tan cuộc chiến tranh xâm lược của Cham-pa ở phía Nam
  • D. Đón địch, tiêu diệt lực lượng của địch ngay khi chúng vừa đặt chân đến

Câu 19: Đâu không là lý do khiến Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm nơi xây dựng phòng tuyến đánh giặc?

  • A. Là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây vào Thăng Long
  • B. Lực lượng quân Tống sang xâm lược Việt Nam chủ yếu là bộ binh
  • C. Dựa trên truyền thống đánh giặc trên sông của các triều đại trước
  • D. Là một chiến hào tự nhiên khó để vượt qua

Câu 20: Ai là người chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược thời Lý?

  • A. Lý Kế Nguyên
  • B. Vua Lý Thánh Tông
  • C. Lý Thường Kiệt
  • D. Tông Đản

Câu 21: Sau khi rút quân khỏi thành Ung Châu, Lý Thường Kiêt cho quân bố phòng ở:

  • A. Vùng đồng bằng
  • B. Vùng biên giới
  • C. Xung quanh trại địch
  • D. Trên đường địch tấn công

Câu 22: Nhà Tống đã làm gì giải quyết những khó khăn trong nước?

  • A. Đánh hai nước Liêu - Hạ
  • B. Đánh Đại Việt để khống chế Liêu - Hạ
  • C. Đánh Cham-pa để mở rộng lãnh thổ
  • D. Tiến hành cải cách, củng cố đất nước

Câu 23: Cánh quân bộ của quân Tống tiến sang Đại Việt do ai chỉ huy?

  • A. Quách Quỳ, Triệu Tiết
  • B. Hòa Mâu, Ô Mã Nhi
  • C. Liễu Thăng, Triệu Tiết
  • D. Hầu Nhân Bảo, Vương Thông

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

Xem Thêm

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.