NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Các nước đang phát triển chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng nào sau đây?
- A. Lúa gạo, lương khô.
- B. Thủy sản, thực phẩm.
-
C. Máy móc, thiết bị.
- D. Nông sản, khoáng sản.
Câu 2: Nguyên nhân nào sau đây làm cho thông qua hoạt động nhập khẩu, nền kinh tế trong nước tìm được động lực phát triển mạnh mẽ?
- A. Ngoại tệ thu được dùng để tích luỹ và nâng cao đời sống nhân dân.
-
B. Hoàn thiện kĩ thuật và công nghệ sản xuất, cơ sở nguyên vật liệu.
- C. Nền sản xuất trong nước tìm được thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn.
- D. Nền sản xuất trong nước đứng trước yêu cầu nâng cao chất lượng.
Câu 3: Ý nào sau đây không phải là vai trò của ngành thương mại?
-
A. Là khâu nối giữa sản xuất và chế biến.
- B. Giúp cho sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ được mở rộng.
- C. Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường.
- D. Góp phần sử dụng hợp lí các nguồn lực.
Câu 4: Khâu tất yếu của quá trình sản xuất là
- A. nhập khẩu.
-
B. thương mại.
- C. nội thương.
- D. ngoại thương.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng với tác động của hoạt động xuất khẩu tới sự phát triển nền kinh tế trong nước?
-
A. Hoàn thiện kĩ thuật và công nghệ sản xuất, cơ sở nguyên vật liệu.
- B. Ngoại tệ thu được dùng để tích luỹ và nâng cao đời sống nhân dân.
- C. Nền sản xuất trong nước tìm được thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn.
- D. Nền sản xuất trong nước đứng trước yêu cầu nâng cao chất lượng.
Câu 6: ASEAN là tên viết tắt của tổ chức nào sau đây?
-
A. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
- B. Khối thị trường chung Nam Mỹ.
- C. Tổ chức thương mại thế giới.
- D. Liên minh châu Âu.
Câu 7: Hiện nay, những đồng tiền nào sau đây trở thành ngoại tệ mạnh trong hệ thống tiền tệ thế giới?
- A. Đô la Mĩ, đồng Ơrô, đồng Bảng Anh, đồng Mác Đức.
- B. Đô la Mĩ, đồng Ơrô, đồng Bảng Anh, đồng Frăng Pháp.
-
C. Đô la Mĩ, đồng Ơrô, đồng Bảng Anh, đồng Yên Nhật.
- D. Đô la Mĩ, đồng Ơrô, đồng Bảng Anh, Đô la Xin-ga-po.
Câu 8: Hoạt động ngoại thương được đo bằng
- A. cán cân xuất khẩu.
- B. cán cân nhập khẩu.
- C. cán cân thị trường.
-
D. cán cân xuất nhập khẩu.
Câu 9: Tiền thân của tổ chức thương mại thế giới là tổ chức nào?
- A. EEC.
- B. SEV.
-
C. GATT.
- D. NAFTA.
Câu 10: Cán cân xuất nhập khẩu được hiểu là
- A. giá trị xuất khẩu : giá trị nhập khẩu.
- B. giá trị xuất khẩu + giá trị nhập khẩu.
- C. giá trị xuất khẩu x giá trị nhập khẩu.
-
D. giá trị xuất khẩu - giá trị nhập khẩu.
Câu 11: Hoạt động cơ bản của thị trường tuân theo quy luật
-
A. cung - cầu.
- B. cạnh tranh.
- C. tương hỗ.
- D. trao đổi.
Câu 12: Nhập siêu là khi
- A. trị giá xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu.
- B. giá trị xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu.
-
C. trị giá nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu.
- D. giá trị nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu.
Câu 13: Thương mại là khâu nối giữa sản xuất với tiêu dùng thông qua việc
- A. trao đổi các loại hàng hóa và dịch vụ giữa các địa phương với nhau.
-
B. luân chuyển các loại hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua.
- C. luân chuyển các loại hàng hóa dịch vụ giữa các vùng trong một nước.
- D. vận chuyển hàng hóa giữa bên bán và bên mua trong nước, quốc tế.
Câu 14: Các dịch vụ tiêu dùng gồm có
- A. bán buôn, bán lẻ, sửa chữa, du lịch, giáo dục, thể dục, y tế.
- B. tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải hàng hóa, bưu chính.
-
C. bán buôn, bán lẻ, y tế, giáo dục, thể dục, thể thao, du lịch.
- D. hành chính công, thủ tục hành chính, vệ sinh môi trường.
Câu 15: Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến sự lựa chọn địa điểm phân bố, thu hút vốn đầu tư và hội nhập quốc tế?
- A. Đặc điểm dân số.
- B. Thị trường.
- C. Điều kiện tự nhiên.
-
D. Vị trí địa lí.
Câu 16: Dịch vụ nào sau đây không phải là tên gọi của một trong ba nhóm ngành dịch vụ chính?
- A. Dịch vụ kinh doanh.
-
B. Dịch vụ xã hội.
- C. Dịch vụ tiêu dùng.
- D. Dịch vụ công.
Câu 17: Nhân tố nào sau đây có tác động lớn nhất đến sức mua, nhu cầu dịch vụ?
-
A. Mức sống và thu nhập thực tế.
- B. Phân bố và mạng lưới dân cư.
- C. Quy mô và cơ cấu dân số.
- D. Trình độ phát triển kinh tế.
Câu 18: Nhân tố nào sau đây có tác động lớn nhất đến việc đầu tư bổ sung lao động cho ngành dịch vụ?
- A. Quy mô và cơ cấu dân số.
- B. Mức sống và thu nhập thực tế.
- C. Phân bố và mạng lưới dân cư.
-
D. Năng suất lao động xã hội.
Câu 19: Nhân tố nào sau đây có tác động lớn nhất đến tốc độ phát triển, cơ cấu, mạng lưới ngành dịch vụ?
- A. Phân bố và mạng lưới dân cư.
-
B. Đặc điểm dân số, lao động.
- C. Trình độ phát triển kinh tế.
- D. Mức sống và thu nhập thực tế.
Câu 20: Yếu tố nào sau đây có quan hệ đặc biệt đến sự phát triển của du lịch quốc tế?
-
A. Tài nguyên thiên nhiên, nhân văn độc đáo.
- B. Quy mô dân số lớn, gia tăng dân số nhanh.
- C. Hệ thống các cơ sở phục vụ du lịch hiện đại.
- D. Cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển mạnh.
Câu 21: Nhận định nào sau đây đúng với sự phân bố các ngành dịch vụ trên thế giới?
- A. Các trung tâm dịch vụ lớn nhất là Bắc Kinh, Luân Đôn, Băng Cốc, Tô-ki-ô.
- B. Ở các nước đang phát triển, ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP.
- C. Ở các nước phát triển, ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu GDP.
-
D. Các thành phố lớn đồng thời cũng là các trung tâm dịch vụ lớn trên thế giới.
Câu 22: Nhân tố nào dưới đây là tiền đề vật chất cho sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ?
-
A. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
- B. Tài nguyên thiên nhiên và trình độ phát triển kinh tế.
- C. Lịch sử – văn hoá địa phương, dân tộc.
- D. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật.
Câu 23: Về kinh tế, ngành dịch vụ không có vai trò nào sau đây?
- A. Tăng thu nhập quốc dân, thu nhập của các cá nhân trong xã hội.
-
B. Tăng cường toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và bảo vệ môi trường.
- C. Thúc đẩy sự phân công lao động và hình thành cơ cấu lao động.
- D. Các hoạt động sản xuất, phân phối diễn ra một cách thông suốt.
Câu 24: Sự phân bố các ngành dịch vụ tiêu dùng gắn bó mật thiết với phân bố
- A. giao thông.
-
B. dân cư.
- C. công nghiệp.
- D. nông nghiệp.
Câu 25: Ngành dịch vụ nào được mệnh danh “ngành công nghiệp không khói”?
-
A. Du lịch.
- B. Bưu chính.
- C. Vận tải.
- D. Bảo hiểm.
Câu 26: Ngành nào sau đây không thuộc nhóm ngành dịch vụ tiêu dùng?
-
A. Bảo hiểm.
- B. Bán buôn, bán lẻ.
- C. Dịch vụ y tế.
- D. Dịch vụ giáo dục.
Câu 27: Nhân tố nào sau đây có tác động lớn nhất đến tốc độ phát triển, cơ cấu, mạng lưới ngành dịch vụ?
- A. Phân bố và mạng lưới dân cư.
-
B. Đặc điểm dân số, lao động.
- C. Trình độ phát triển kinh tế.
- D. Mức sống và thu nhập thực tế.
Câu 28: Yếu tố nào sau đây có quan hệ đặc biệt đến sự phát triển của du lịch quốc tế?
-
A. Tài nguyên thiên nhiên, nhân văn độc đáo.
- B. Quy mô dân số lớn, gia tăng dân số nhanh.
- C. Hệ thống các cơ sở phục vụ du lịch hiện đại.
- D. Cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển mạnh.
Câu 29: Nhận định nào sau đây đúng với sự phân bố các ngành dịch vụ trên thế giới?
- A. Các trung tâm dịch vụ lớn nhất là Bắc Kinh, Luân Đôn, Băng Cốc, Tô-ki-ô.
- B. Ở các nước đang phát triển, ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP.
- C. Ở các nước phát triển, ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu GDP.
-
D. Các thành phố lớn đồng thời cũng là các trung tâm dịch vụ lớn trên thế giới.
Câu 30: Nhân tố nào dưới đây là tiền đề vật chất cho sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ?
-
A. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
- B. Tài nguyên thiên nhiên và trình độ phát triển kinh tế.
- C. Lịch sử – văn hoá địa phương, dân tộc.
- D. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật.
Câu 31: Về kinh tế, ngành dịch vụ không có vai trò nào sau đây?
- A. Tăng thu nhập quốc dân, thu nhập của các cá nhân trong xã hội.
-
B. Tăng cường toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và bảo vệ môi trường.
- C. Thúc đẩy sự phân công lao động và hình thành cơ cấu lao động.
- D. Các hoạt động sản xuất, phân phối diễn ra một cách thông suốt.
Câu 32: Sự phân bố các ngành dịch vụ tiêu dùng gắn bó mật thiết với phân bố
- A. giao thông.
-
B. dân cư.
- C. công nghiệp.
- D. nông nghiệp.
Câu 33: Ngành dịch vụ nào được mệnh danh “ngành công nghiệp không khói”?
-
A. Du lịch.
- B. Bưu chính.
- C. Vận tải.
- D. Bảo hiểm.
Câu 34: Ngành nào sau đây không thuộc nhóm ngành dịch vụ tiêu dùng?
-
A. Bảo hiểm.
- B. Bán buôn, bán lẻ.
- C. Dịch vụ y tế.
- D. Dịch vụ giáo dục.
Câu 35: Về kinh tế, ngành dịch vụ có vai trò nào sau đây?
- A. Tăng cường toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, bảo vệ môi trường.
- B. Góp phần khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
-
C. Các hoạt động sản xuất, phân phối diễn ra một cách thông suốt.
- D. Các lĩnh vực của đời sống xã hội và sinh hoạt diễn ra thuận lợi.
Câu 36: Hoạt động nào sau đây thuộc dịch vụ kinh doanh?
- A. Bảo hiểm, hành chính công.
- B. Các hoạt động đoàn thể.
- C. Giáo dục, thể dục, thể thao.
-
D. Ngân hàng, bưu chính.
Câu 37 :Nhận định nào sau đây không đúng với dầu khí?
-
A. Ít gây ô nhiễm môi trường.
- B. Tiện vận chuyển, sử dụng.
- C. Có khả năng sinh nhiệt lớn.
- D. Cháy hoàn toàn, không tro.
Câu 38: Biện pháp quan trọng để giảm khí thải CO2 không phải là
- A. tăng trồng rừng.
- B. giảm đốt than đá.
-
C. tăng đốt gỗ củi.
- D. giảm đốt dầu khí.
Câu 39: Nhận định nào sau đây không thể hiện rõ đặc điểm chung của công nghiệp điện lực?
- A. Các cơ sở sản xuất điện phân bố chủ yếu trên các sông lớn hoặc nơi có gió mạnh.
-
B. Cơ cấu sản lượng điện thay đổi theo thời gian.
- C. Cơ cấu sản lượng điện khá đa dạng.
- D. Điện sản xuất từ than chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu sản lượng điện.
Câu 40: Nhận định nào dưới đây không đúng với đặc điểm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng?
-
A. Vốn đầu tư thường rất lớn.
- B. Quy trình sản xuất đơn giản hơn.
- C. Cơ cấu công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đa dạng.
- D. Là ngành gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất.