Câu 1: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của môi trường nhân tạo?
- A. Có mối quan hệ trực tiếp đến sự phát triển của con người.
-
B. Là kết quả lao động của con người, phụ thuộc vào con người.
- C. Gồm tất cả những gì thuộc về tự nhiên ở xung quanh con người.
- D. Phát triển theo quy luật tự nhiên, bị tác động của con người.
Câu 2: Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của tài nguyên thiên nhiên?
-
A. Chứa đựng phế thải từ con người.
- B. Nguồn lực quan trọng của quá trình sản xuất.
- C. Là cơ sở tạo tích luỹ vốn.
- D. Tạo cơ hội phát triển kinh tế ổn định.
Câu 3: Các nhà khoa học đã báo động về nguy cơ nào sau đây?
-
A. Mất cân bằng sinh thái, khủng hoảng môi trường.
- B. Mất cân bằng sinh thái, suy giảm đa dạng sinh học.
- C. Ô nhiễm môi trường (nước, đất và không khí).
- D. Suy giảm sự đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường.
Câu 4: Tài nguyên có thể tái tạo bao gồm có
- A. khoáng sản, nước.
- B. sinh vật, khoáng sản.
-
C. đất, sinh vật, nước.
- D. đất, khoáng sản.
Câu 5: Để hạn chế cạn kiệt nguồn tài nguyên hoá thạch thì con người cần phải làm gi?
- A. Ngừng khai thác.
-
B. Khai thác hợp lí.
- C. Tìm kiếm nguồn tài nguyên hóa thạch ở quốc gia khác.
- D. Đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu khoáng sản.
Câu 6: Người ta chia môi trường sống làm ba loại: Môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường nhân tạo là dựa vào
- A. kích thước.
- B. thành phần.
- C. tác nhân.
-
D. chức năng.
Câu 7: Làm thế nào để hạn chế sự cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên khoáng sản trong quá trình phát triển kinh tế?
- A. Hạn chế khai thác các tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên khoáng sản.
- B. Hạn chế khai thác các khoáng sản trong lòng đất, tài nguyên thiên nhiên.
-
C. Phải sử dụng tiết kiệm, tổng hợp, đồng thời sản xuất các vật liệu thay thế.
- D. Hạn chế sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ khoáng sản trong tự nhiên.
Câu 8: Loại môi trường phụ thuộc chặt chẽ vào sự tồn tại và phát triển của con người là
- A. môi trường tự nhiên.
- B. môi trường nhân tạo.
-
C. môi trường xã hội.
- D. môi trường địa lí.
Câu 9: Loại tài nguyên nào sau đây không thể tái tạo được?
-
A. Khoáng sản.
- B. Sinh vật.
- C. Đất đai.
- D. Nước.
Câu 10: Tài nguyên thiên nhiên vô hạn là tài nguyên nào sau đây?
- A. Năng lượng Mặt Trời, đất, sinh vật.
- B. Không khí, khoáng sản, đất, nước.
- C. Nước, đất, sóng biển, khoáng sản.
-
D. Gió, thủy triều, sóng biển, địa nhiệt.
Câu 11: Môi trường tự nhiên bao gồm
- A. các mối quan hệ xã hội.
-
B. các thành phần của tự nhiên.
- C. nhà ở, máy móc, thành phố.
- D. khoáng sản và nước.
Câu 12: Sự hạn chế của các nguồn tài nguyên thiên nhiên thể hiện rõ nhất ở
-
A. tài nguyên khoáng sản.
- B. tài nguyên đất.
- C. tài nguyên sinh vật.
- D. tài nguyên nước.
Câu 13: Biện pháp nào sau đây góp phần bảo vệ tài nguyên khoáng sản?
- A. Khai thác khoáng sản năng lượng và phi kim.
-
B. Sử dụng tiết kiệm, sản xuất vật liệu thay thế.
- C. Cấm khai thác khoáng sản dưới mọi hình thức.
- D. Sử dụng hoang phí, khai thác hết để tạo mới.
Câu 14: Nguồn năng lượng nào sau đây là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp điện lực mà không gây ô nhiễm?
- A. Nước.
- B. Dầu mỏ và khí đốt.
-
C. Năng lượng gió.
- D. Than.
Câu 15: Môi trường tự nhiên là nhân tố thuộc
- A. môi trường địa lí.
- B. môi trường xã hội.
-
C. môi trường sống.
- D. môi trường nhân tạo.
Câu 16: Theo khả năng có thể bị hao kiệt trong quá trình sử dụng của con người, tài nguyên thiên nhiên được chia thành tài nguyên nào?
- A. Không bị hao kiệt, khôi phục được.
-
B. Có thể bị hao kiệt, không bị hao kiệt.
- C. Khôi phục được, không khôi phục.
- D. Không bị hao kiệt, không khôi phục.
Câu 17: Môi trường có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, nên chúng ta cần phải
-
A. bảo vệ môi trường.
- B. tạo môi trường mới.
- C. sử dụng tài nguyên.
- D. ít khai thác, tác động.
Câu 18: Môi trường nào sau đây bao gồm các mối quan hệ xã hội trong sản xuất, trong phân phối, trong giao tiếp?
-
A. Môi trường xã hội.
- B. Môi trường tự nhiên.
- C. Môi trường tổng hợp.
- D. Môi trường nhân tạo.
Câu 19: Hoạt động nào sau đây gần gũi đối với học sinh trong việc bảo vệ môi trường?
-
A. Thường xuyên vệ sinh trường, lớp.
- B. Tham gia các cuộc thi tìm hiểu về môi trường cấp Quốc gia.
- C. Tham gia ngày hội môi trường.
- D. Truyền thông về ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường.
Câu 20: Cơ sở nào để phân chia tài nguyên thiên nhiên thành đất, nước, khí hậu, sinh vật, khoáng sản?
- A. Theo nhiệt lượng sinh ra.
- B. Theo công dụng kinh tế.
-
C. Theo thuộc tính tự nhiên.
- D. Theo khả năng hao kiệt.
Câu 21: Đặc điểm nào sau đây không phải của môi trường tự nhiên?
- A. Phát triển theo quy luật tự nhiên, bị tác động của con người.
- B. Có mối quan hệ trực tiếp đến sự phát triển của con người.
-
C. Con người không tác động vào thì các thành phần sẽ bị hủy hoại.
- D. Gồm tất cả những gì thuộc về tự nhiên ở xung quanh con người.
Câu 22: Tài nguyên thiên nhiên là một khái niệm có đặc tính gì?
- A. Cố định.
- B. Không đổi.
- C. Ổn định.
-
D. Phát triển.