Câu 1: Vùng chí tuyến có mưa tương đối ít, chủ yếu là do
- A. có nhiều khu vực địa hình núi cao đồ sộ.
- B. các dòng biển lạnh ở cả hai bờ đại dương.
- C. có gió thường xuyên và gió mùa thổi đến.
-
D. các khu khí áp cao hoạt động quanh năm.
Câu 2: Các khu áp thấp thường có lượng mưa
- A. trung bình.
- B. rất ít.
- C. rất lớn.
-
D. lớn.
Câu 3: Trên Trái Đất, mưa ít nhất ở vùng
- A. xích đạo.
- B. chí tuyến.
-
C. cực.
- D. ôn đới.
Câu 4: Những vùng ở sâu trong lục địa mưa rất ít do đâu?
- A. Chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch.
- B. Mưa chủ yếu do ngưng kết tại chỗ.
- C. Ảnh hưởng của áp cao cận chí tuyến.
-
D. Không có gió từ đại Dương thổi vào.
Câu 5: Nhân tố nào sau đây thường gây ra mưa nhiều?
- A. Gió đất, gió biển.
- B. Gió Đông cực.
- C. Gió Mậu dịch.
-
D. Dải hội tụ nhiệt đới.
Câu 6: Các khu áp cao thường có mưa rất ít hoặc không mưa là do
-
A. không khí ẩm không bốc lên được lại bị gió thổi đi.
- B. vị trí nằm sâu trong đất liền, diện tích lục địa lớn.
- C. nhiệt độ không khí cao, chứa nhiều không khí khô.
- D. nhiệt độ thấp, không khí ẩm không bốc lên được.
Câu 7: Nhận định nào sau đây thể hiện ảnh hưởng của hướng địa hình đến sự phân bố mưa?
- A. Khuất gió mưa trung bình.
- B. Núi cao khô ráo không mưa.
-
C. Đón gió mưa nhiều.
- D. Càng lên cao mưa càng nhiều.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng với phân bố lượng mưa trên Trái Đất?
- A. Mưa không nhiều ở hai vùng ôn đới.
- B. Mưa tương đối nhiều ở hai vùng cực.
- C. Mưa không nhiều ở vùng xích đạo.
-
D. Mưa tương đối ít ở vùng chí tuyến.
Câu 9: Vùng cực có mưa ít là do tác động của yếu tố nào?
- A. Frông.
- B. Áp thấp.
- C. Địa hình.
-
D. Áp cao.
Câu 10: Nguyên nhân chính làm cho các hoang mạc lớn trên thế giới thường phân bố ở khu vực cận chí tuyến là do
- A. bức xạ lớn từ Mặt Trời.
- B. có dòng biển lạnh.
- C. diện tích lục địa lớn.
-
D. đây là khu vực áp cao.
Câu 11: Hiện tượng mưa ngâu ở nước ta có liên quan đến sự xuất hiện của yếu tố nào?
- A. Frông nóng.
- B. Frông cực.
-
C. Dải hội tụ nhiệt đới.
- D. Frông lạnh.
Câu 12: Các khu khí áp thấp có nhiều mưa là do
-
A. Không khí ẩm được đẩy lên cao.
- B. Luôn có gió quanh rìa thổi ra ngoài.
- C. Không khí ẩm không được bốc lên.
- D. Luôn có gió từ trung tâm thổi đi.
Câu 13: Miền có gió Mậu dịch thổi qua mưa ít do đâu?
- A. Gió không qua đại Dương.
-
B. Tính chất của gió khô, nóng.
- C. Gió xuất phát từ vùng áp cao.
- D. Tốc độ gió yếu và chậm.
Câu 14: Ở trong vùng nội địa, xa đại dương có đặc điểm gì?
- A. Mưa theo mùa.
-
B. Rất ít mưa.
- C. Mưa khá nhiều.
- D. Mưa rất lớn.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng với phân bố lượng mưa trên Trái Đất?
- A. Mưa nhiều ở vùng vĩ độ trung bình.
-
B. Mưa tương đối nhiều ở hai vùng cực.
- C. Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo.
- D. Mưa tương đối ít ở vùng chí tuyến.
Câu 16: Khu vực nào sau đây thường có mưa nhiều?
- A. Nơi dòng biển lạnh đi qua.
- B. Miền có gió Mậu dịch thổi.
- C. Nơi ở rất sâu giữa lục địa.
-
D. Miền có gió thổi theo mùa.
Câu 17: Nơi có ít mưa thường là ở khu vực nào?
-
A. Xa đại dương.
- B. Gần đại dương.
- C. Khu vực khí áp thấp.
- D. Trên dòng biển nóng.
Câu 18: Nơi nào sau đây có mưa ít?
-
A. Khu vực thường xuyên có gió lớn thổi đi.
- B. Khu vực có nhiễu loạn mạnh không khí.
- C. Giữa khu vực áp cao và khu vực áp thấp.
- D. Giữa các khối khí nóng và khối khí lạnh.
Câu 19: Nơi tranh chấp giữa khối khí nóng và khối khí lạnh thường
-
A. mưa.
- B. khô.
- C. nóng.
- D. lạnh.
Câu 20: Khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa thường có mưa lớn do đâu?
-
A. Gió mùa mùa hạ thổi từ đại Dương vào lục địa.
- B. Cả hai loại gió đều đi qua biển bố sung hơi nước.
- C. Gió mùa mùa đông qua biển đem theo hơi nước.
- D. Thường xuyên chịu ảnh hưởng lớn của áp thấp.
Câu 21: Các nhân tố nào sau đây thường gây ra nhiễu loạn thời tiết rất mạnh?
- A. Gió Đông cực, frông ôn đới.
- B. Frông ôn đới, gió Mậu dịch.
-
C. Hội tụ nhiệt đới, frông ôn đới.
- D. Gió Mậu dịch, gió Đông cực.
Câu 22: Khu vực áp cao chí tuyến thường có hoang mạc lớn do
-
A. khô.
- B. ẩm.
- C. lạnh.
- D. nóng.
Câu 23: Vùng chí tuyến có mưa tương đối ít là do tác động của yếu tố nào?
- A. Gió mùa.
- B. Áp thấp.
-
C. Áp cao.
- D. Địa hình.
Câu 24: Nơi nào sau đây có nhiều mưa?
- A. Khu khí áp cao.
-
B. Khu khí áp thấp.
- C. Miền có gió Đông cực.
- D. Miền có gió Mậu dịch.
Câu 25: Trên Trái Đất, mưa nhiều nhất ở vùng
- A. cực.
-
B. xích đạo.
- C. chí tuyến.
- D. ôn đới.