NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Kết quả của phong hoá sinh học là gì?
-
A. Tạo thành lớp vỏ phong hoá ở bề mặt Trái Đất.
- B. Đá bị nứt vỡ thành tảng và bị biến đổi màu sắc.
- C. Tính chất hoá học của đá, khoáng vật biến đổi.
- D. Đá bị nứt vỡ thành từng tảng nhỏ và mảnh vụn.
Câu 2: Vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau, còn được gọi là
- A. khí quyển.
- B. thủy quyển.
-
C. thạch quyển.
- D. sinh quyển.
Câu 3: Địa hào thường được sinh ra trong điều kiện các lớp đá
- A. uốn nếp.
- B. trồi lên.
- C. xô lệch.
-
D. sụt xuống.
Câu 4: Nội lực là lực phát sinh từ
-
A. bên trong Trái Đất.
- B. nhân của Trái Đất.
- C. bên ngoài Trái Đất.
- D. bức xạ của Mặt Trời.
Câu 5: Địa lũy thường được sinh ra trong điều kiện các lớp đá
- A. sụt xuống.
-
B. trồi lên.
- C. uốn nếp.
- D. xô lệch.
Câu 6: Động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở nơi tiếp xúc của mảng nào?
- A. Âu - Á, Nam Mĩ với các mảng xung quanh.
-
B. Thái Bình Dương với các mảng xung quanh.
- C. Ấn Độ - Ôxtrâylia với các mảng xung quanh.
- D. Phi, các mảng nhỏ với các mảng xung quanh.
Câu 7: Vận động kiến tạo theo phương nằm ngang xảy ra không phải do nguồn năng lượng của
-
A. bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất.
- B. sự dịch chuyển các dòng vật chất.
- C. các phản ứng hóa học khác nhau.
- D. sự phân huỷ các chất phóng xạ.
Câu 8: Thung lũng sông Hồng được hình thành do hiện tượng nào?
- A. Nâng lên.
- B. Uốn nếp.
-
C. Đứt gãy.
- D. Tách dãn.
Câu 9: Tác động nào sau đây làm cho biển tiến và biển thoái?
-
A. Lục địa nâng lên, hạ xuống.
- B. Các lớp đá mềm bị uốn nếp.
- C. Động đất, núi lửa hoạt động.
- D. Các lớp đá cứng bị đứt gãy.
Câu 10: Ở vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo không bao giờ là
- A. có xảy ra các loại hoạt động kiến tạo.
- B. có những sống núi ngầm ở đại dương.
- C. có nhiều hoạt động núi lửa, động đất.
-
D. những vùng ổn định của vỏ Trái Đất.
Câu 11: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất không dẫn đến hiện tượng nào sau đây?
- A. Biển tiến, biển thoái.
- B. Uốn nếp hoặc đứt gãy.
- C. Nâng lên, hạ xuống.
-
D. Bão, lụt và hạn hán.
Câu 12: Vận động nội lực theo phương nằm ngang không làm
- A. những nơi địa luỹ.
- B. những nơi địa hào.
-
C. lục địa nâng lên.
- D. thành núi uốn nếp.
Câu 13: Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là nguồn năng lượng
- A. từ đại dương.
-
B. trong lòng Trái Đất.
- C. của bức xạ mặt trời.
- D. từ các vụ thử hạt nhân.
Câu 14: Sự hoạt động của các dòng đối lưu vật chất nóng chảy trong lòng Trái Đất là nguyên nhân khiến cho
- A. các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp nhân.
-
B. các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp Manti.
- C. các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển trượt lên bề mặt nhau.
- D. các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên vỏ lục địa.
Câu 15: Các lớp đá bị đứt gãy trong điều kiện vận động kiến tạo theo phương
-
A. ngang ở vùng đá cứng.
- B. ngang ở vùng đá mềm.
- C. đứng ở vùng đá mềm.
- D. đứng ở vùng đá cứng.
Câu 16: Biểu hiện nào sau đây là kết quả của vận động nội lực theo phương thẳng đứng?
- A. Các địa luỹ.
- B. Núi uốn nếp.
- C. Các địa hào.
-
D. Lục địa nâng.
Câu 17: Theo thuyết kiến tạo mảng, thạch quyển gồm có
- A. đất, nước và không khí.
- B. đại dương, lục địa và núi.
- C. các loại đá nhất định.
-
D. một số mảng kiến tạo.
Câu 18: Biểu hiện rõ rệt nhất của vận động theo phương thẳng đứng là gì?
- A. Sự mở rộng của các đồng bằng hạ lưu các sông lớn.
- B. Sự nâng cao địa hình ở các vùng núi được uốn nếp.
- C. Sự thay đổi mực nước biển, đại dương ở nhiều nơi.
-
D. Các thiên tai ở vùng biển xảy ra thường xuyên hơn.
Câu 19: Các hiện tượng như động đất, núi lửa lại phân bố thành các vành đai là do
-
A. chúng xuất hiện ở nơi tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo.
- B. chúng xuất hiện ở nơi tiếp xúc giữa lục địa và đại dương.
- C. chúng xuất hiện ở ranh giới các đại dương.
- D. sự phân bố xen kẽ của lục địa và đại dương.
Câu 20: Vận động kiến tạo theo phương thẳng đứng xảy ra không phải do nguồn năng lượng của
- A. các phản ứng hóa học khác nhau.
- B. sự dịch chuyển các dòng vật chất.
- C. sự phân huỷ các chất phóng xạ.
-
D. bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất.
Câu 21: Cường độ phong hoá xảy ra mạnh nhất ở
-
A. bề mặt Trái Đất.
- B. lớp man ti trên.
- C. tầng khí đối lưu.
- D. ở thềm lục địa.
Câu 22: Yếu tố nào sau đây không thuộc về ngoại lực?
- A. Sinh vật.
-
B. Kiến tạo.
- C. Con người.
- D. Khí hậu.
Câu 23: Phong hoá sinh học chủ yếu do
-
A. tác động của sinh vật như vi khuẩn, nấm, rễ cây.
- B. sự thay đổi của nhiệt độ, sự đóng băng của nước.
- C. tác động của hoạt động sản xuất và của sinh vật.
- D. các hợp chất hoà tan trong nước, khí, axit hữu cơ.
Câu 24: Nguyên nhân nào sau đây làm cho phong hoá lí học xảy ra mạnh ở các miền khí hậu khô nóng?
- A. Lượng mưa trung bình năm nhỏ.
-
B. Biên độ nhiệt độ ngày đêm lớn.
- C. Thảm thực vật rất nghèo nàn.
- D. Nhiệt độ trung bình năm cao.
Câu 25: Các phi-o thuộc địa hình
- A. thổi mòn.
- B. bồi tụ.
-
C. băng tích.
- D. mài mòn.
Câu 26: Các nấm đá là kết quả trực tiếp của quá trình
- A. phong hoá.
- B. bồi tụ.
- C. vận chuyển.
-
D. bóc mòn.
Câu 27: Địa hình nào sau đây do quá trình bồi tụ tạo nên?
- A. Các rãnh nông.
- B. Hàm ếch sóng vỗ.
- C. Thung lũng sông.
-
D. Bãi bồi ven sông.
Câu 28: Phong hoá sinh học là
- A. việc giữ nguyên đá, nhưng làm biến đổi màu sắc, thành phần, tính chất hoá học.
- B. việc giữ nguyên đá và không làm biến đổi thành phần khoáng vật và hoá học.
-
C. sự phá huỷ đá thành các khối vụn; làm biến đổi màu sắc, thành phần hoá học.
- D. sự phá huỷ đá thành các khối vụn mà không làm biến đổi thành phần hoá học.
Câu 29: Phong hoá hoá học chủ yếu do đâu?
- A. Tác động của hoạt động sản xuất và của sinh vật.
- B. Sự thay đổi của nhiệt độ, sự đóng băng của nước.
-
C. Các hợp chất hoà tan trong nước, khí, axit hữu cơ.
- D. Tác động của sinh vật như vi khuẩn, nấm, rễ cây.
Câu 30: Các quá trình ngoại lực bao gồm có
-
A. phong hoá, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ.
- B. phong hoá, nâng lên, vận chuyển, bồi tụ.
- C. phong hoá, uốn nếp, vận chuyển, bồi tụ.
- D. phong hoá, hạ xuống, vận chuyển, bồi tụ.
Câu 31: Phong hoá lí học là
- A. việc giữ nguyên đá và không làm biến đổi thành phần khoáng vật và hoá học.
-
B. sự phá huỷ đá thành các khối vụn mà không làm biến đổi thành phần hoá học.
- C. sự phá huỷ đá thành các khối vụn; làm biến đổi màu sắc, thành phần hoá học.
- D. việc giữ nguyên đá, nhưng làm biến đổi màu sắc, thành phần, tính chất hoá học.
Câu 32: Các cồn (cù lao) sông là kết quả trực tiếp của quá trình
-
A. bồi tụ.
- B. phong hoá.
- C. bóc mòn.
- D. vận chuyển.
Câu 33: Thung lũng sông là kết quả trực tiếp của quá trình nào?
-
A. Bóc mòn.
- B. Vận chuyển.
- C. Phong hoá.
- D. Bồi tụ.
Câu 34: Hàm ếch sóng vỗ thuộc địa hình
- A. bồi tụ.
- B. băng tích.
-
C. mài mòn.
- D. thổi mòn.
Câu 35: Dạng địa hình nào sau đây được xem là kết quả của quá trình phong hoá hoá học là chủ yếu?
-
A. Hang động đá vôi.
- B. Bậc thềm sóng vỗ.
- C. Địa hình phi-o.
- D. Bán hoang mạc.
Câu 36: Cường độ phong hoá xảy ra mạnh nhất ở nơi có
- A. sự biến động của sinh vật và con người.
-
B. sự thay đổi lớn nhiệt độ, nước, sinh vật.
- C. nhiều đồng bằng rộng và đất đai màu mỡ.
- D. các địa hình núi cao và nhiều sông suối.
Câu 37: Các cồn cát ven biển là kết quả trực tiếp của quá trình nào?
- A. Vận chuyển.
-
B. Bồi tụ.
- C. Phong hoá.
- D. Bóc mòn.
Câu 38: Những ngọn đá sót hình nấm thuộc địa hình
- A. mài mòn.
- B. băng tích.
- C. bồi tụ.
-
D. thổi mòn.
Câu 39: Kết quả của phong hoá hoá học là là gì?
- A. Tạo thành lớp vỏ phong hoá ở bề mặt Trái Đất.
-
B. Tính chất hoá học của đá, khoáng vật biến đổi.
- C. Đá bị nứt vỡ thành tảng và bị biến đổi màu sắc.
- D. Đá bị nứt vỡ thành từng tảng nhỏ và mảnh vụn.
Câu 40: Quá trình phong hoá xảy ra là do tác động của sự thay đổi
- A. đất, nhiệt độ, địa hình.
- B. địa hình, nước, khí hậu.
-
C. nhiệt độ, nước, sinh vật.
- D. sinh vật, nhiệt độ, đất.