Câu 1: Nguyên nhân nào sau đây tạo ra quy luật địa ô?
-
A. Các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến.
- B. Các dãy núi chạy theo hướng vĩ tuyến.
- C. Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo độ cao.
- D. Góc nhập xạ giảm dần từ Xích đạo về cực.
Câu 2: Các đai khí áp từ Xích đạo đến cực được sắp xếp theo thứ tự nào sau đây?
- A. Áp cao, áp cao, áp thấp, áp thấp.
-
B. Áp thấp, áp cao, áp thấp, áp cao.
- C. Áp cao, áp thấp, áp thấp, áp cao.
- D. Áp thấp, áp thấp, áp cao, áp cao.
Câu 3: Quy luật địa ô là sự thay đổi có quy luật của các thành phần và cảnh quan địa lí theo
- A. các mùa trong năm.
-
B. kinh độ địa lí.
- C. vĩ độ địa lí.
- D. độ cao địa hình.
Câu 4: Nằm giữa các đường đẳng nhiệt năm +10$^{o}$C và đường đẳng nhiệt năm 0$^{o}$C ở hai bán cầu là hai vòng đai
-
A. lạnh.
- B. băng giá vĩnh cửu.
- C. ôn hoà.
- D. nóng.
Câu 5: Quy luật đai cao là sự thay đổi có quy luật của các thành phần và cảnh quan địa lí theo
- A. thời gian trong năm.
- C. chiều từ bắc xuống nam.
- B. chiều từ đông sang tây.
-
D. độ cao địa hình.
Câu 6: Nằm giữa các đường đẳng nhiệt năm +20$^{o}$C và đường đẳng nhiệt năm +10$^{o}$C ở hai bán cầu là hai vòng đai
-
A. ôn hoà.
- B. lạnh.
- C. nóng.
- D. băng giá vĩnh cửu.
Câu 7: Các quy luật địa đới và phi địa đới có đặc điểm là
- A. diễn ra độc lập và riêng rẽ.
-
B. diễn ra đồng thời và tương hỗ.
- C. quy luật phi địa đới chiếm chủ yếu.
- D. tác động giống nhau lên tự nhiên.
Câu 8: Quy luật phi địa đới là quy luật phân bố của các đối tượng địa lí không theo yếu tố nào?
-
A. Vĩ độ.
- B. Đại dương.
- C. Địa hình.
- D. Lục địa.
Câu 9: Sự thay đổi có quy luật của các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí từ xích đạo về cực là biểu hiện của quy luật địa lí nào?
- A. Quy luật phi địa đới.
- B. Quy luật nhịp điệu.
- C. Quy luật thống nhất.
-
D. Quy luật địa đới.
Câu 10: Quy luật nào sau đây chủ yếu do ngoại lực tạo nên?
- A. Địa ô.
-
B. Địa đới.
- C. Đai cao.
- D. Thống nhất.
Câu 11: Nguyên nhân sinh ra quy luật địa đới là do
-
A. góc nhập xạ thay đổi theo vĩ độ.
- B. góc nhập xạ thay đổi theo kinh độ.
- C. lượng bức xạ thay đổi theo mùa.
- D. lượng bức xạ thay đổi theo ngày đêm.
Câu 12: Biểu hiện rõ rệt của quy luật địa ô là sự thay đổi theo kinh độ của yếu tố nào?
- A. Địa hình.
-
B. Thực vật.
- C. Thổ nhưỡng.
- D. Sông ngòi.
Câu 13: Điểm giống nhau về biểu hiện rõ nhất của quy luật đai cao và quy luật địa ô là
-
A. sự phân bố các kiểu thảm thực vật.
- B. sự phân bố các vành đai đất.
- C. sự phân bố các vòng đai khí hậu.
- D. sự phân bố dòng chảy sông ngòi.
Câu 14: Theo hướng từ cực về xích đạo, các kiểu thảm thực vật phân bố theo thứ tự nào sau đây?
- A. Đài nguyên, rừng lá rộng, rừng lá kim, rừng cận nhiệt ẩm.
- B. Đài nguyên, rừng lá kim, rừng cận nhiệt ẩm, rừng lá rộng.
-
C. Đài nguyên, rừng lá kim, rừng lá rộng, rừng cận nhiệt ẩm.
- D. Đài nguyên, rừng cận nhiệt ẩm, rừng lá kim, rừng lá rộng.
Câu 15: Nguyên nhân sinh ra quy luật phi địa đới là do
- A. nguồn năng lượng từ bức xạ mặt trời.
-
B. sự phân bố lục địa, đại dương và núi cao.
- C. góc nhập xạ giảm dần từ Xích đạo về cực.
- D. sự thay đổi lượng mưa ở các vùng đồi núi.
Câu 16: Các đới gió trên Trái Đất từ Xích đạo về cực theo thứ tự nào sau đây?
-
A. Gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới, gió Đông cực.
- B. Gió Đông cực, gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới.
- C. Gió Mậu dịch, gió Đông cực, gió Tây ôn đới.
- D. Gió Tây ôn đới, gió Đông cực, gió Mậu dịch.
Câu 17: Nguyên nhân chủ yếu có các đai cao ở miền núi là do
- A. sự giảm nhanh lượng mưa, khí áp và nhiệt độ không khí theo độ cao.
- B. sự giảm nhanh nhiệt độ, lượng mưa và mật độ không khí theo độ cao.
- C. sự giảm nhanh lượng bức xạ từ Mặt Trời chiếu xuống phân theo độ cao.
-
D. sự giảm nhanh nhiệt độ và sự thay đổi độ ẩm, lượng mưa theo độ cao.
Câu 18: Biểu hiện rõ nhất của quy luật đai cao là sự phân bố theo độ cao của
- A. thực và động vật.
-
B. đất và thực vật.
- C. đất và vi sinh vật.
- D. động vật và đất.
Câu 19: Theo hướng từ xích đạo về cực, các kiểu thảm thực vật phân bố theo thứ tự nào sau đây?
-
A. Rừng nhiệt đới, rừng cận nhiệt ẩm, rừng lá rộng, đài nguyên.
- B. Rừng lá rộng, đài nguyên, rừng cận nhiệt ẩm, rừng nhiệt đới.
- C. Rừng cận nhiệt ẩm, rừng lá rộng, đài nguyên, rừng nhiệt đới.
- D. Đài nguyên, rừng nhiệt đới, rừng lá rộng, rừng cận nhiệt ẩm.
Câu 20: Trên Trái Đất không có vòng đai nhiệt nào dưới đây?
- A. Vòng đai nóng.
- B. Vòng đai ôn hòa.
-
C. Vòng đai nhiệt đới.
- D. Vòng đai lạnh.
Câu 21: Nằm ở hai cực có nhiệt độ quanh năm dưới 0$^{o}$C là hai vòng đai
-
A. băng giá vĩnh cửu.
- B. ôn hoà.
- C. nóng.
- D. lạnh.
Câu 22: Nguyên nhân chính tạo nên quy luật địa ô là do
- A. các vành đai đảo, quần đảo ven các biển.
- B. các loại gió thổi lớn theo chiều vĩ tuyến.
- C. các dãy núi chạy theo chiều kinh tuyến.
-
D. sự phân bố đất liền, biển và đại dương.
Câu 23: Theo hướng từ cực về xích đạo, các nhóm đất phân bố theo thứ tự nào sau đây?
- A. Đỏ vàng, đài nguyên, pốt dôn, đen.
- B. Đen, đỏ vàng, đài nguyên, pốt dôn.
- C. Pốt dôn, đen, đỏ vàng, đài nguyên.
-
D. Đài nguyên, pốt dôn, đen, đỏ vàng.
Câu 24: Trong tự nhiên, một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại là biểu hiện của quy luật nào?
-
A. Thống nhất.
- B. Địa đới.
- C. Địa ô.
- D. Đai cao.
Câu 25: Loại gió nào dưới đây không biểu hiện cho quy luật địa đới?
- A. Gió đông cực.
-
B. Gió mùa.
- C. Gió tây ôn đới.
- D. Gió mậu dịch.
Câu 26: Phát biểu nào sau đây không đúng với các quy luật địa lí chung của Trái Đất?
- A. Các quy luật địa đới và phi địa đới không có tác động riêng rẽ.
- B. Các quy luật địa đới và phi địa đới diễn ra đồng thời với nhau.
- C. Mỗi quy luật có vai trò chủ chốt trong từng trường hợp cụ thể.
-
D. Mỗi quy luật chi phối mạnh tất cả các hướng phát triển tự nhiên.