Câu 1: Ý nào sau đây không phải là một phương thức quan trọng của tăng trưởng xanh?
- A. Giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu.
- B. Thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế gắn với thay đổi mô hình tăng trưởng.
-
C. Tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
- D. Nghiên cứu và áp dụng khoa học - công nghệ tiên tiến.
Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thủng tầng ôdôn là do
- A. tác động của các trận bão lớn, áp thấp nhiệt đới và hoạt động sản xuất.
- B. sự suy giảm diện tích rừng, phát triển nông nghiệp xanh, khai thác than.
-
C. việc phát thải các khí gây hại trong sản xuất và sinh hoạt của con người.
- D. hoạt động phun trào của núi lửa, trong tự nhiên xuất hiện nhiều thiên tai.
Câu 3: Hội nghị nào thể hiện sự nỗ lực chung của thế giới trong vấn đề bảo vệ môi trường?
- A. Hội nghị Thượng đỉnh G20.
- B. Hội nghị các nước ASEAN.
- C. Hội nghị cộng đồng Pháp ngữ.
-
D. Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất.
Câu 4: Nhận định nào dưới đây không đúng khi giải quyết vấn đề môi trường?
-
A. Tôn trọng quyền tự quyết xả thải của các quốc gia.
- B. Thực hiện các công ước quốc tế về môi trường.
- C. Kiểm soát môi trường nhờ các tiến bộ về khoa học.
- D. Đảm bảo hoà bình, công bằng giữa các quốc gia.
Câu 5: Biểu hiện của tăng trưởng xanh trong công nghiệp là
-
A. sử dụng vật liệu mới, năng lượng tái tạo.
- B. phục hồi các nguồn tài nguyên sinh thái.
- C. phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
- D. duy trì, nâng cao năng suất và lợi nhuận.
Câu 6: Nhận định nào sau đây đúng với tăng trưởng xanh?
- A. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng và phát triển nông nghiệp.
- B. Giảm năng lực cạnh tranh do áp dụng khoa học - công nghệ.
-
C. Tái cơ cấu nền kinh tế gắn với thay đổi mô hình tăng trưởng.
- D. Tăng phát thải khí nhà kính và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Câu 7: Ý nào sau đây không phải là biểu hiện của tăng trưởng xanh?
- A. Giảm phát thải khí nhà kính.
-
B. Xanh hoá rừng trồng đầu nguồn và rừng phòng hộ.
- C. Xanh hoá lối sống, tiêu dùng bền vững.
- D. Xanh hoá trong sản xuất.
Câu 8: Nhận định nào sau đây không đúng với tăng trưởng xanh?
- A. Tăng năng lực cạnh tranh nhờ áp dụng khoa học - công nghệ.
- B. Tái cơ cấu nền kinh tế gắn với thay đổi mô hình tăng trưởng.
-
C. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng và phát triển nông nghiệp.
- D. Giảm phát thải khí nhà kính và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Câu 9: Mô hình định hướng của tăng trưởng xanh là
- A. thúc đẩy sự phát triển cac-bon ở mức trung bình và tiến bộ xã hội.
-
B. đảm bảo nguồn vốn tự nhiên tiếp tục cung cấp cho các thế hệ sau.
- C. tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, vật liệu mới và hóa thạch.
- D. tăng trưởng tập trung vào phát triển kinh tế mới, nguồn tài nguyên.
Câu 10: Xanh hóa trong sản xuất không có biểu hiện nào sau đây?
- A. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
- B. Sử dụng năng lượng tái tạo và các vật liệu thay thế.
- C. Phát triển nông nghiệp hữu cơ và áp dụng khoa học.
-
D. Đô thị hoá bền vững gồm xử lí rác thải và chất thải.
Câu 11: Giải pháp để phát triển bền vững về xã hội không phải là
- A. đẩy mạnh công tác giảm nghèo bằng cách tạo việc làm ổn định.
- B. thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.
- C. phát triển văn hoá hài hoà với phát triển kinh tế.
-
D. xây dựng hệ thống xử lí nước thải.
Câu 12: Biểu hiện của tăng trưởng xanh trong nông nghiệp là
- A. sử dụng vật liệu mới, năng lượng tái tạo.
- B. phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
-
C. phục hồi các nguồn tài nguyên sinh thái.
- D. sử dụng công nghệ mới, công nghệ cao.
Câu 13: Xanh hoá lối sống và tiêu dùng bền vững có biểu hiện nào sau đây?
-
A. Đô thị hoá bền vững gồm xử lí rác thải và chất thải.
- B. Phát triển nông nghiệp hữu cơ và áp dụng khoa học.
- C. Sử dụng năng lượng tái tạo và các vật liệu thay thế.
- D. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
Câu 14: Tỉ lệ phát thải khí nhà kính của ngành kinh tế nào chiếm tỉ trọng cao?
- A. Trồng lúa và nuôi trồng thuỷ sản.
-
B. Công nghiệp năng lượng và hoạt động giao thông vận tải.
- C. Dịch vụ du lịch.
- D. Khai thác khoáng sản.
Câu 15: Phát triển bền vững được tiến hành trên các phương diện
-
A. bền vững xã hội, kinh tế, môi trường.
- B. bền vững môi trường, xã hội, dân cư.
- C. bền vững xã hội, kinh tế, tài nguyên.
- D. bền vững kinh tế, môi trường, văn hóa.
Câu 16: Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu để thu ngoại tệ ở nhiều nước đang phát triển tại Trung Á, châu Phi, Mĩ La-tinh là
- A. máy móc.
-
B. khoáng sản.
- C. lâm sản.
- D. thuỷ sản.
Câu 17: Chất khí nào là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính?
- A. CH$_{4}$.
- B. SO$_{2}$.
- C. CFC.
-
D. CO$_{2}$.
Câu 18: Xanh hóa trong sản xuất không có biểu hiện nào sau đây?
-
A. Mở rộng các khu kinh tế, vùng kinh tế.
- B. Ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số.
- C. Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo.
- D. Áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn.
Câu 19: Loài người đang đứng trước mâu thuẫn giữa sự phát triển nào?
-
A. Tài nguyên và sự phát triển nền sản xuất xã hội.
- B. Tài nguyên và sự phát triển khoa học công nghệ.
- C. Sản xuất xã hội và sự phát triển khoa học kĩ thuật.
- D. Sản xuất xã hội và phát triển chất lượng cuộc sống.
Câu 20: Các vấn đề xã hội hiện nay cần giải quyết không phải là
- A. khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng trong thu nhập.
-
B. tỉ lệ lao động trong khu vực dịch vụ.
- C. bùng nổ dân số, già hoá dân số.
- D. chính sách an sinh xã hội.
Câu 21: Biểu hiện của xanh hóa trong lối sống không phải là
- A. sử dụng xe công cộng.
- B. tái sử dụng nhiều đồ.
-
C. đổ chất thải vào nước.
- D. tiết kiệm năng lượng.
Câu 22: Mục tiêu chủ yếu của Việt Nam đến năm 2030 về tỉ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lí theo quy định đạt
- A. 15%.
- B. 30%.
- C. 85%.
-
D. 95%.
Câu 23: Biểu hiện của xanh hóa trong lối sống là
-
A. đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới.
- B. tăng cường dùng năng lượng tái tạo.
- C. ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số.
- D. áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn.
Câu 24: Hội nghị thượng đỉnh về trái đất được tổ chức năm 1992 ở thành phố nào sau đây?
- A. La Hay.
-
B. Rio de Janero.
- C. Luân Đôn.
- D. New York.
Câu 25: Ý nào sau đây là mục tiêu của phát triển bền vững?
-
A. Tương tác giữa hệ thống tự nhiên, hệ thống kinh tế và hệ thống xã hội.
- B. Ưu tiên phát triển kinh tế.
- C. Phát triển hài hoà giữa kinh tế, xã hội, môi trường.
- D. Ưu tiên phát triển xã hội, bảo vệ môi trường.
Câu 26: Diện tích rừng trên thế giới bị thu hẹp nghiêm trọng chủ yếu do đâu?
- A. Xây dựng nhiều thuỷ điện.
- B. Đẩy mạnh khai khoáng.
- C. Sự tàn phá của chiến tranh.
-
D. Việc khai thác quá mức.
Câu 27: Nhận định nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến suy thoái, ô nhiễm môi trường?
- A. Sử dụng máy móc cũ kĩ, công nghệ lạc hậu.
-
B. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai.
- C. Hệ thống pháp luật về môi trường còn hạn chế.
- D. Đông dân, kinh tế còn phụ thuộc tự nhiên.
Câu 28: Các quốc gia như EU, Nhật Bản, Hoa Kì có đặc điểm chung là gì?
- A. Sử dụng nhiều loại năng lượng mới nhất.
- B. Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.
-
C. Trung tâm phát tán khí thải lớn của thế giới.
- D. Ít phát tán khí thải so với các nước khác.