Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng?
- A. Hồ là những vùng trũng chứa nước trong lục địa, không thông trực tiếp với biển.
-
B. Hồ là những vùng trũng chứa nước trong lục địa thông với biển.
- C. Hồ nối với sông có tác dụng điều hoà chế độ nước sông.
- D. Hồ cung cấp nước cho sản xuất và đời sống.
Câu 2: Nhận định nào sau đây không đúng?
-
A. Thực vật làm tăng quá trình bốc hơi và giảm khả năng thấm của nước.
- B. Mực nước ngầm luôn thay đổi phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước.
- C. Nước ngầm cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất.
- D. Nước ngầm góp phần ổn định dòng chảy và chống sụt lún.
Câu 3: Hồ có nguồn gốc nội sinh gồm
- A. hồ kiến tạo, hồ băng hà.
- B. hồ núi lửa, hồ băng hà.
- C. hồ kiến tạo, hồ bồi tụ do sông.
-
D. hồ kiến tạo, hồ núi lửa.
Câu 4: Tổng lượng nước của sông chịu tác động chủ yếu của các nhân tố nào sau đây?
-
A. Lượng mưa, băng tuyết, nước ngầm.
- B. Lượng mưa, băng tuyết, các hồ đầm.
- C. Nước ngầm, địa hình, các hồ đầm.
- D. Nước ngầm, địa hình, thảm thực vật.
Câu 5: Dòng chảy thường xuyên, tương đối lớn trên bề mặt lục địa gọi là
-
A. sông.
- B. đầm.
- C. mưa.
- D. hồ.
Câu 6: Sông nào sau đây ở nước ta có tổng lượng nước chảy trong năm lớn nhất?
-
A. Sông Cửu Long.
- B. Sông Hồng.
- C. Sông Thái Bình.
- D. Sông Đồng Nai.
Câu 7: Thuỷ quyển là.........., bao gồm nước biển và đại dương, nước trên lục địa, hơi nước trong khí quyển,..........
- A. lớp nước trên đại dương.
- B. lớp nước trên lục địa.
- C. lớp nước trên mặt đất.
-
D. lớp nước trên Trái Đất.
Câu 8: Tính chất của nước ngầm rất khác nhau do phụ thuộc vào
- A. Đặc điểm địa hình.
- B. Mức độ bốc hơi.
-
C. đặc điểm đất, đá.
- D. Lớp phủ thực vật.
Câu 9: Phía dưới tầng nước ngầm là
-
A. tầng đất, đá không thấm nước.
- B. nhiều đất, hàm lượng khoáng.
- C. giàu chất khoáng, nhiều đá vôi.
- D. các tầng đất, đá dễ thấm nước.
Câu 10: Hồ có nguồn gốc ngoại sinh gồm
- A. hồ kiến tạo, hồ băng hà.
- B. hồ núi lửa, hồ băng hà.
-
C. hồ băng hà, hồ bồi tụ do sông.
- D. hồ kiến tạo, hồ núi lửa.
Câu 11: Hồ nước ngọt Bai-kan thuộc quốc gia nào sau đây?
-
A. Liên bang Nga.
- B. Trung Quốc.
- C. Ấn Độ.
- D. Hoa Kì.
Câu 12: Hồ và sông ngòi không có giá trị khai thác nào sau đây?
- A. Giao thông.
- B. Du lịch.
-
C. Khoáng sản.
- D. Thủy sản.
Câu 13: Nước ngầm tồn tại thường xuyên trong tầng
-
A. chứa nước.
- B. thấm nước.
- C. không thấm nước.
- D. bề mặt đất.
Câu 14: Nguồn gốc hình thành băng là do
- A. mưa lớn.
- B. giá rét.
- C. sương mù.
-
D. tuyết rơi.
Câu 15: Nước mặn chiếm chủ yếu trong thuỷ quyển, khoảng
- A. 99%.
-
B. 97,5%.
- C. 90,5%.
- D. 95%.
Câu 16: Sự thay đổi của lưu lượng nước sông có tính chu kì trong năm gọi là
- A. nguồn cấp nước.
-
B. chế độ nước.
- C. dòng chảy mặt.
- D. lưu vực nước.
Câu 17: Nước ngọt tồn tại dưới dạng băng, tuyết chiếm khoảng..........lượng nước ngọt trên Trái Đất.
- A. 60%.
-
B. 70%.
- C. 80%.
- D. 90%.
Câu 18: Mực nước ngầm thay đổi không phụ thuộc vào nhân tố nào sau đây?
- A. Mức độ bốc hơi.
- B. Đặc điểm địa hình.
- C. Lớp phủ thực vật.
-
D. Số lượng sinh vật.
Câu19: Vào mùa mưa, lũ lên rất nhanh ở những vùng có cấu tạo bởi đá
- A. biến chất.
-
B. granit.
- C. phiến sét.
- D. đá vôi.
Câu 20: Ở miền khí hậu nóng, nhân tố chủ yếu tác động đến chế độ nước sông là
- A. địa hình.
- B. nước ngầm.
- C. thực vật.
-
D. chế độ mưa.
Câu 21: Nước trên lục địa gồm nước ở
- A. trên mặt, hơi nước.
-
B. trên mặt, nước ngầm.
- C. băng tuyết, sông, hồ.
- D. nước ngầm, hơi nước.
Câu 22: Nhận định nào sau đây đúng?
- A. Nước ngọt đang rất dồi dào.
-
B. Nước ngọt đang trở nên khan hiếm và ô nhiễm.
- C. Nước ngọt chiếm tới 76% bề mặt Trái Đất.
- D. Nước ngọt chủ yếu tồn tại ở dạng nước ngầm.
Câu 23: Ở miền ôn đới lạnh, nhân tố chủ yếu tác động đến chế độ nước sông là
- A. chế độ mưa.
-
B. băng tuyết.
- C. thực vật.
- D. địa hình.
Câu 24: Hồ nào sau đây ở nước ta là hồ nhân tạo?
-
A. Hồ Trị An.
- B. Hồ Gươm.
- C. Hồ Tây.
- D. Hồ Tơ Nưng.
Câu 25: Băng tuyết khá phổ biến ở vùng
- A. hàn đới, cận nhiệt và trên các vùng núi cao.
- B. ôn đới, cận nhiệt và trên các vùng núi thấp.
- C. hàn đới, ôn đới và trên các vùng núi thấp.
-
D. hàn đới, ôn đới và trên các vùng núi cao.