NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Châu thổ sông là kết quả trực tiếp của quá trình nào?
- A. Phong hoá.
-
B. Bồi tụ.
- C. Vận chuyển.
- D. Bóc mòn.
Câu 2: Các mũi đất ven biển thuộc địa hình
- A. băng tích.
- B. mài mòn.
-
C. bồi tụ.
- D. thổi mòn.
Câu 3: Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực chủ yếu là của quá trình nào?
- A. Sự phân huỷ các chất phóng xạ.
- B. Các phản ứng hoá học khác nhau.
-
C. Bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất.
- D. Sự dịch chuyển các dòng vật chất.
Câu 4: Lực phát sinh từ bên trong Trái Đất được gọi là gì?
- A. Ngoại lực.
- B. Lực hấp dẫn.
-
C. Nội lực.
- D. Lực Côriôlit.
Câu 5: Biểu hiện rõ rệt nhất của vận động theo phương thẳng đứng là gì?
- A. Sự mở rộng của các đồng bằng hạ lưu các sông lớn.
- B. Sự nâng cao địa hình ở các vùng núi được uốn nếp.
-
C. Sự thay đổi mực nước biển, đại dương ở nhiều nơi.
- D. Các thiên tai ở vùng biển xảy ra thường xuyên hơn.
Câu 6: Sông nào sau đây ở Việt Nam chảy trên một đứt gãy kiến tạo?
- A. Đồng Nai.
- B. Cả.
- C. Thu Bồn.
-
D. Hồng.
Câu 7: Nguyên nhân của hiện tượng biển tiến, biển thoái là do đâu?
-
A. Vận động nâng lên và hạ xuống.
- B. Tác động của hải lưu chạy ven bờ.
- C. Biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra.
- D. Ảnh hưởng của địa hình ven biển.
Câu 8: Mảng kiến tạo không phải là
- A. chìm sâu mà nổi ở phần trên lớp Manti.
-
B. luôn luôn đứng yên không di chuyển.
- C. bộ phận lục địa nổi trên bề mặt Trái Đất.
- D. những bộ phận lớn của đáy đại dương.
Câu 9: Hiện tượng uốn nếp thể hiện rõ rệt nhất ở loại đá nào?
- A. Đá mắcma.
- B. Đá biến chất.
- C. Đá badan.
-
D. Đá trầm tích.
Câu 10: Nhận định nào không đúng với đặc điểm tầng đá trầm tích?
- A. Là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất.
-
B. Phân bố thành một lớp liên tục theo bắc - nam.
- C. Do vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành.
- D. Có nơi rất mỏng, nơi dày tới khoảng 15km.
Câu 11: Quá trình nào sau đây thuộc tác động nội lực?
-
A. Nâng lên, hạ xuống, uốn nếp, đứt gãy.
- B. Nâng lên, hạ xuống, bóc mòn, vận chuyển.
- C. Uốn nếp, đứt gãy, bồi tụ, vận chuyển.
- D. Uốn nếp, đứt gãy, xâm thực, bóc mòn.
Câu 12: Sự hình thành những tích tụ khoáng sản có giá trị thường liên quan đến hiện tượng gì?
- A. Các đứt gãy sâu.
-
B. Hiện tượng uốn nếp.
- C. Vận động tạo núi.
- D. Động đất, núi lửa.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng với vận động nội lực theo phương nằm ngang?
-
A. Các lục địa nâng lên, hạ xuống.
- B. Sinh ra những địa luỹ, địa hào.
- C. Tạo nên những nơi núi uốn nếp.
- D. Có hiện tượng động đất, núi lửa.
Câu 14: Frông địa cực (FA) là mặt ngăn cách giữa hai khối khí
-
A. ôn đới và cực.
- B. xích đạo và chí tuyến.
- C. cực và xích đạo.
- D. chí tuyến và ôn đới.
Câu 15: Dải hội tụ nhiệt đới là mặt tiếp xúc của hai khối khí nào?
- A. Chí tuyến lục địa và xích đạo.
- B. Chí tuyến hải dương và xích đạo.
- C. Chí tuyến và xích đạo.
-
D. Bắc xích đạo và nam xích đạo.
Câu 16: Dải hội tụ nhiệt đới được tạo thành ở khu vực
- A. cực.
- B. ôn đới.
- C. chí tuyến.
-
D. xích đạo.
Câu 17: Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm vì
-
A. không khí càng loãng, bức xạ mặt đất càng mạnh.
- B. bức xạ mặt đất càng mạnh, mật độ khí càng đậm.
- C. bức xạ mặt đất càng yếu, không khí càng loãng.
- D. mật độ khí càng đậm, bức xạ mặt đất càng yếu.
Câu 18: Đặc điểm của khối khí chí tuyến là gì?
-
A. Rất nóng.
- B. Rất lạnh.
- C. Nóng ẩm.
- D. Lạnh.
Câu 19: Các tác nhân ngoại lực bao gồm
-
A. khí hậu, nước, sinh vật.
- B. mưa gió, con người, các chất phóng xạ.
- C. phản ứng hoá học, nhiệt độ, nước chảy.
- D. chất phóng xạ, sóng biển, động - thực vật.
Câu 20: Từ xích đạo về cực có
- A. góc chiếu của tia bức xạ mặt trời tăng, nhiệt độ hạ thấp.
- B. nhiệt độ hạ thấp, biên độ nhiệt độ trung bình năm giảm.
- C. biên độ nhiệt độ năm tăng, nhiệt độ trung bình năm tăng.
-
D. nhiệt độ trung bình năm giảm, biên độ nhiệt độ năm tăng.
Câu 21: Số lượng dải hội tụ nhiệt đới trên Trái Đất là bao nhiêu?
-
A. 1.
- B. 3.
- C. 2.
- D. 4.
Câu 22: Khu vực nào sau đây có nhiệt độ trung bình năm cao nhất trên Trái Đất?
-
A. Chí tuyến Bắc.
- B. Xích đạo.
- C. Vòng cực.
- D. Chí tuyến Nam.
Câu 23: Tác động của ngoại lực là một chu trình diễn ra tuần tự theo các quá trình sau
- A. phong hoá - vận chuyển - bóc mòn - bồi tụ.
- B. phong hoá - bồi tụ - bóc mòn - vận chuyển.
-
C. phong hoá - bóc mòn - vận chuyển - bồi tụ.
- D. phong hoá - bóc mòn - bồi tụ - vận chuyển.
Câu 24: Vào mùa đông, miền Bắc nước ta chịu ảnh hưởng của khối khí nào?
- A. Xích đạo.
- B. Chí tuyến.
-
C. Ôn đới.
- D. Địa cực.
Câu 25: Các khối khí chính trên Trái Đất là gì?
- A. Nam cực, ôn đới, nhiệt đới, xích đạo.
- B. Bắc cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo.
-
C. Cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo.
- D. Hàn đới, ôn đới, nhiệt đới, xích đạo.
Câu 26: Gió nào sau đây thường gây nhiều mưa cho khu vực Đông Nam Á?
-
A. Tín phong bán cầu Nam.
- B. Tín phong bán cầu Bắc.
- C. Gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương.
- D. Gió Đông Bắc từ phương Bắc đến.
Câu 27: Khi nhiệt độ tăng lên sẽ dẫn đến khí áp như thế nào?
- A. Ổn định.
- B. Biến động.
-
C. Giảm đi.
- D. Tăng lên.
Câu 28: Ở Bắc bán cầu, gió Tây ôn đới thổi quanh năm theo hướng
- A. tây bắc.
- B. đông bắc.
- C. đông nam.
-
D. tây nam.
Câu 29: Các vành đai nào sau đây là áp thấp?
- A. Chí tuyến, ôn đới.
- B. Xích đạo, chí tuyến.
-
C. Ôn đới, xích đạo.
- D. Cực, chí tuyến.
Câu 30: Gió Mậu dịch còn có tên gọi khác là gió Tín phong do đâu?
-
A. Gió thổi đều đặn theo hướng gần như cố định.
- B. Gió thổi quanh hăm, hướng thay đổi theo mùa.
- C. Niềm tin tôn giáo của các dân tộc ở châu Á.
- D. Gió mang lại niềm tin cho người dân đi biển.
Câu 31: Loại gió nào sau đây không phải là gió thường xuyên?
- A. Gió Đông cực.
- B. Gió Mậu dịch.
-
C. Gió mùa.
- D. Gió Tây ôn đới.
Câu 32: Những đai khí áp nào sau đây được hình thành do nguyên nhân động lực?
- A. Áp thấp xích đạo và áp cao chí tuyến.
- B. Áp thấp ôn đới và áp cao cực.
- C. Áp thấp xích đạo và áp cao cực.
-
D. Áp cao chí tuyến và áp thấp ôn đới.
Câu 33: Các vành đai áp nào sau đây được hình thành do nhiệt lực?
-
A. Cực, xích đạo.
- B. Ôn đới, chí tuyến.
- C. Xích đạo, chí tuyến.
- D. Chí tuyến, cực.
Câu 34: Trị số khí áp tỉ lệ
-
A. thuận với độ ẩm tuyệt đối.
- B. nghịch với độ cao cột khí.
- C. nghịch với tỉ trọng không khí.
- D. thuận với nhiệt độ không khí.
Câu 35: Hướng gió Mậu dịch ở bán câu Bắc là hướng nào?
- A. Tây bắc.
- B. Tây nam.
-
C. Đông bắc.
- D. Đông nam.
Câu 36: Các vành đai nào sau đây là áp cao?
- A. Chí tuyến, ôn đới.
- B. Ôn đới, cực.
- C. Xích đạo, chí tuyến.
-
D. Cực, chí tuyến.
Câu 37: Đâu là đặc điểm của gió Tây ôn đới?
- A. Thổi quanh năm, tính chất khô nóng, gây mưa.
- B. Thổi theo mùa, thường gây mưa, độ ẩm rất cao.
- C. Thổi theo mùa, khá ổn định và không gây mưa.
-
D. Thổi quanh năm, thường gây mưa, độ ẩm cao.
Câu 38: Vành đai áp nào sau đây chung cho cả hai bán cầu Bắc và Nam?
- A. Cực.
- B. Chí tuyến.
-
C. Xích đạo.
- D. Ôn đới.
Câu 39: Gió đất có cường độ mạnh nhất vào khoảng thời gian nào?
- A. Đầu buổi chiều.
-
B. Lúc gần sáng.
- C. Đầu buổi tối.
- D. Lúc giữa khuya.
Câu 40: Vào mùa hạ, trung tâm áp thấp I-ran (Nam Á) hút gió
- A. tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương và Tín phong bán cầu Bắc.
-
B. Mậu dịch từ bán cầu Nam và tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương.
- C. từ Bắc Ấn Độ Dương và Đông Bắc từ cao áp phương Bắc.
- D. Mậu dịch từ bán cầu Nam và Đông Bắc từ cao áp phương Bắc.