TUẦN 34- TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP
- THỰC HÀNH PHÒNG TRÁNH BỊ BẮT CÓC
- MỤC TIÊU
- Mức độ, yêu cầu cần đạt
- HS vận dụng được những kĩ năng phòng tránh bị bắt cóc để thực hành trong một số tình huống cụ thể.
- Năng lực
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học.
- Năng lực riêng: Hiểu được trong các tình huống có nguy cơ bị bắt cóc, cần phải làm gì.
- Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Thiết bị dạy học
- Đối với GV
- Giáo án.
- Đối với HS:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: GV ổn đinh lớp và hướng HS vào chuẩn bị tiết sinh hoạt lớp. b. Cách tiến hành: GV điều hành lớp và nêu hoạt động Thực hành phòng tránh bị bắt cóc. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: HS được thực hành xử lí tình huống có nguy cơ bị bắt cóc. b. Cách tiến hành: (1) Làm việc nhóm: - GV chia lớp thành các nhóm. - GV đưa ra hai bức tranh với nội dung tình huống: + Tình huống 1: Một người đàn ông đang kéo tay em nhỏ đi theo mình. + Tình huống 2: Một người phụ nữ lạ mặt tiến lại gần hai bạn nhỏ đang chơi ngoài sân để nhờ đi tìm hộ con mèo cô bị mất. - GV giao cho mỗi nhóm một bức tranh và phổ biến nhiệm vụ: + Các nhóm quan sát tranh và thảo luận về cách xử lí tình huống. + Các nhóm thực hành xử lí tình huống qua hình thức đóng vai. (2) Làm việc cả lớp: - GV mời các nhóm lêm trước lớp đóng vai thể hiện cách xử lí tình huống. - GV và HS theo dõi, đưa ra nhận xét. - GV mời HS chia sẻ về những điều bản thân học được qua cách xử lí tình huống. |
- HS chia thành các nhóm. - HS quan sát tranh, nhớ nội dung của từng tranh.
- HS thực hiện nhiệm vụ.
- HS đóng vai.
- HS rút ra bài học. |