Câu 1: Khái niệm lượt lời trong hội thoại là gì?
- A. Số người nói chuyện
- B. Số từ ngữ mỗi người nói
-
C. Số lần mỗi người nói
- D. Số câu mỗi người nói
Câu 2: Để giữ lịch sự khi tham gia hội thoại, cần chú ý những gì?
- A. Tôn trọng lượt lời của người khác
- B. Tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào lời người khác
-
C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 3: Cha mẹ đang bàn bạc với nhau về vấn đề kinh tế trong gia đình. Người con ngồi gần đó nói xen vào câu chuyện kiến cha mẹ rất bực mình. Trong lĩnh vực hội thoại, hiện tượng người con nói xen vào câu chuyện như trên được gọi là hiện tượng gì?
-
A. Nói leo.
- B. Cướp lời.
- C. Nói tranh.
- D. Nói hỗn.
Câu 4: Thế nào là hành vi cướp lời (xét theo cách hiểu về lượt lời) ?
-
A. Nói tranh lượt lời của người khác.
- B. Nói khi người khác đã kết thúc lời của người đó.
- C. Nói khi người khác chưa kết thúc lời của người đó.
- D. Nói xen vào khi người khác không yêu cầu.
Câu 5: Trong hội thoại, khi nào người nói "im lặng" mặc dù đến lượt mình?
- A. Khi muốn biểu thị một thái độ nhất định.
- B. Khi không biết nói điều gì.
- C. Khi người nói đang ở trong tình trạng phân vân, lưỡng lự.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 6: Trong một buổi thảo luận ở lớp học, cô giáo yêu cầu học sinh A phát biểu ý kiến về một vấn đề. Học sinh A chưa kịp trình bày ý kiến của mình thì học sinh B đã vội vàng đưa ra những suy nghĩ về vấn đề đó. Trong lĩnh vực hội thoại, hành vi đó của B được gọi là hành vi gì?
- A. Nói leo.
- B. im lặng.
-
C. Nói tranh.
- D. Nói hỗn.
Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
Thầy nó bảo:
- (1) Hôm nay mày phải xuống chợ một tí đi, con ạ.
- (2) Mua bán gì mà đi chợ?
- (3) Mua mấy xu chè tươi, với mấy quả cau. Người ta đến cũng phải có bát nước, miếng trầu tươm tất chứ.
- (4) Chào ! ... Vẽ chuyện !
- (5) Sao lại vẽ chuyện ? Không có, không coi được.
Dần cười tủm tỉm. Thằng em lớn, tì một tay lên đùi cha, múa may tay kia và nhún nhảy người, giễu chị:
- (6) Lêu lêu ! Lêu lêu! Có người sắp được đi lấy chồng ... lêu lêu!...
Dần khoặm mặt, lườm em. Người cha sợ con gái xấu hổ, củng vào đầu con trai một cái và mắng nó:
- (7) im thằng này! ... Để cho người ta dặn nó. Mua độ hai xu chè...
-(8) Rầy hai xu, hàng chè không bán thì sao...
Dần kêu lên thế và cố cười to để cho khỏi thẹn.
(Nam Cao, Một đám cưới)
Câu 7: Có mấy nhân vật tham gia trong cuộc hội thoại trên?
- A. 2
-
B. 3
- C. 4
- D. 5
Câu 8: Quan hệ của những người tham gia cuộc hội thoại trên là quan hệ gì?
- A. Quan hệ hàng xóm, láng giềng.
- B. Quan hệ bạn bè.
-
C. Quan hệ gia đình.
- D. Quan hệ chức vụ xã hội.
Câu 9: Trong cuộc hội thoại trên, có lần nào Dần "im lặng" khi đến lượt lời của mình hay không?
-
A. Có.
- B. không.
Câu 10: Trong cuộc hội thoại trên, Dần đã cướp lời của cha khi nào?
- A. Khi dần cười tủm tỉm không đáp.
- B. Khi Dần thực hiện lượt lời số (2).
- C. Khi Dần thực hiện lượt lời số (4).
-
D. Khi Dần thực hiện lượt lời số (8).
Đọc đoạn hội thoại sau và trả lời câu hỏi:
"Tính tôi hay nghịch ranh. Chẳng bận đến tôi, tôi cũng nghĩ mưu trêu chị Cốc. Tôi cất tiếng gọi Dế Choắt. Nghe tiếng thưa, tôi hỏi:
(1)– Chú mình có muốn cùng tớ đùa vui không?
(2)– Ðùa trò gì? Em đương lên cơn hen đây. Hừ hừ…
(3)– Ðùa chơi một tí.
(4)– Hừ hừ… cái gì thế?
(5)– Con mụ Cốc kia kìa.
Dế Choắt ra cửa, hé mắt nhìn chị Cốc. Rồi hỏi tôi:
(6)– Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả?
(7)– ừ.
(8)– Thôi thôi… hừ hừ… Em xin vái cả sáu tay. Anh đừng trêu vào… Anh phải sợ…
Tôi quắc mắt:
(9)– Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa?
(10)– Thưa anh, thế thì… hừ hừ…em xin sợ. Mời anh cứ đùa một mình thôi.
(Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài)
Câu 11: Xác định lượt lời của Dế Mèn?
-
A. (1), (3), (5), (7), (9)
- B. (2), (4), (6), (8), (10)
- C. (1), (3), (5), (8), (9)
- D. (2), (4), (7), (8), (10)
Câu 12: Xác định lượt lời của Dế Choắt?
- A. (1), (3), (5), (7), (9)
-
B. (2), (4), (6), (8), (10)
- C. (1), (3), (5), (8), (9)
- D. (2), (4), (7), (8), (10)
Câu 13: Dế Choắt và Dế Mèn có cướp lượt lời của nhau không?
- A. Có
-
B. Không
Câu 14: Qua lời thoại, tính cách của Dế Mèn được thể hiện như thế nào?
-
A. Nghịch ngợm, huênh hoang, ích kỉ
- B. Hiền lành, thật thà, tốt tính
- C. Hèn nhát, tự ti
- D. Tinh tế, nhanh nhẹn, khéo léo
Câu 15: Qua lời thoại, tính cách của Dế Choắt được thể hiện như thế nào?
-
A. Yếu ớt, hiền lành
- B. Hèn nhát, ngại va chạm
- C. Lanh lợi, hòa đồng
- D. Tự cao tự đại, quá tự tin