Câu 1: Hoàn cảnh sáng tácbài Bài thơ về tiểu đội xe không kính là
- A. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
- B. Trong kháng chiến chống Pháp
- C. Sau đại thắng mùa xuân 1975
-
D. Trong kháng chiến chống Mĩ
Câu 2: Dòng nào nói đúng nhất giọng điệu của Bài thơ về tiểu đội xe không kính ?
-
A. Giọng điệu ngang tàng, sôi nổi, trẻ trung.
- B. Giọng điệu hóm hỉnh, hài hước.
- C. Giọng tự trào mà sâu sắc them thía.
- D. Giọng điệu mạnh mẽ, hào hùng.
Câu 3: Tác giả sáng tạo hình ảnh độc đáo- những chiếc xe không kính, nhằm mục đích gì?
- A. Làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe hiên ngang dũng cảm, sôi nổi, trẻ trung
-
B. Làm nổi bật những khó khăn, thiếu thốn về điều kiện vật chất, vũ khí của những người lính trong cuộc kháng chiến
- C. Nhấn mạnh tội ác của giặc Mĩ trong việc tàn phá đất nước
- D. Làm nổi bật sự vất vả, gian lao của những người lính lái xe
Câu 4: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong những câu sau:
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái
- Bụi phun tóc trắng như người già
- Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
-
A. So sánh
- B. Liệt kê
- C. Nhân hóa
- D. Nói quá
Câu 5: Nhận định nào nói đúng nhất vẻ đẹp của hình ảnh những người lính lái xe trong bài thơ này?
- A. Có tư thế hiên ngang và tinh thần dũng cảm
- B. Có những niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ trong tình đồng đội
- C. Có ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt
-
D. Tất cả đều đúng
Câu 6: Giọng điệu bài thơ được thể hiện thế nào?
-
A. Ngang tàng, phóng khoáng, pha chút nghịch ngợm, phù hợp với đối tượng được miêu tả
- B. Trữ tình, nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng miêu tả
- C. Sâu lắng, nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng được miêu tả
- D. Hào hùng, hoành tráng, phù hợp với đối tượng được miêu tả
Câu 7: Hình tượng người lính lái xe trên tuyến đường Trương Sơn thời chống Mỹ được tác giả khắc hoạ qua những phương diện nào ?
- A. Hoàn cảnh xuất thân; hoàn cảnh sống và chiến đấu; phẩm chất của người lính nơi chiến trường.
-
B. Đời sống tâm hồn; hoàn cảnh sống và chiến đấu;phẩm chất của người lính nơi chiến trường.
- C. Nỗi lòng riêng tư; hoàn cảnh sống và chiến đấu;phẩm chất của người lính nơi chiến trường.
- D. Hoàn cảnh sống và chiến đấu; phẩm chất của người lính nơi chiến trường.
Câu 8: Qua những dòng thơ ta thấy tác giả là người như thế nào?
- A. Có sự am hiểu về hiện thực đời sống chiến tranh
- B. Có sự gắn bó với đời sống chiến đấu nơi chiến trường lửa đạn
- C. Có tâm hồn trẻ trung, sôi nổi và tinh nghịch
-
D. Tất cả đều đúng
Câu 9: Bài thơ có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào?
- A. Biểu cảm, thuyết minh, miêu tả
-
B. Biểu cảm, tự sự, miêu tả
- C. Miêu tả, tự sự, thuyết minh
- D. Biểu cảm, miêu tả, thuyết minh
Câu 10: Dòng nào nói đúng nhất đặc điểm của những người lính lái xe của Phạm Tiến Duật ?
-
A. Có tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm coi thường hiểm nguy, sống sôi nổi trẻ trung chan hoà trong tình đồng đội, có ý chí chiến đấu vì miền Nam.
- B. Có tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm coi thường hiểm nguy, sống sôi nổi trẻ trung chan hoà trong tình đồng đội.
- C. Sống giản dị, tinh thần dũng cảm coi thường hiểm nguy, sống sôi nổi trẻ trung chan hoà trong tình đồng đội, có ý chí chiến đấu vì miền Nam.
- D. Lái xe giỏi, tinh thần dũng cảm coi thường hiểm nguy, sống sôi nổi trẻ trung chan hoà trong tình đồng đội, có ý chí chiến đấu vì miền Nam.