Câu 1: Nhân vật Lục Vân Tiên thuộc kiểu nhân vật nào trong văn học?
- A. Nhân vật tư tưởng.
-
B. Nhân vật lý tưởng.
- C. Nhân vật điển hình.
- D. Nhân vật sử thi.
Câu 2: Qua lời lẽ của Kiều Nguyệt Nga, em thấy nàng là con người như thế nào?
- A. Khuê các, nhút nhát, thuỳ mị , nết na và có học thức, ân tình thuỷ chung.
- B. Khuê các, nết na và có học thức, ân tình thuỷ chung, tài sắc vện toàn.
-
C. Khuê các, thuỳ mị , nết na và có học thức, ân tình thuỷ chung.
- D. Khuê các, thuỳ mị , nết na và có học thức, và rất nhạy cảm.
Câu 3: Ý nào nói đúng nhất bản chất con người của Lục Vân Tiên trong lời nói và thái độ của chàng với Kiều Nguyệt Nga?
- A. Vì nghĩa lớn, không màng dah lợi
- B. Từ tâm, nhân hậu
- C. Chính trực, hào hiệp
-
D. Tất cả đều đúng
Câu 4: Ngôn ngữ của Truyện Lục Vân Tiên có đặc điểm gì ?
- A. Mộc mạc, giản dị.
- B. Biến đổi rất linh hoạt.
- C. Ngôn ngữ trau chuot.
-
D. Đậm màu sắc Nam Bộ.
Câu 5: “Truyện Lục Vân Tiên” được viết bằng loại chữ nào?
- A. Chữ Hán
- B. Chữ quốc ngữ
-
C. Chữ Nôm
- D. Chữ Pháp
Câu 6: Hình ảnh “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” được khắc họa giống với mô-tip nào trong truyện cổ?
-
A. Một chàng trai tài giỏi, cứu một cô gái thoát khỏi hiểm nguy, họ trả nghĩa nhau và thành vợ chồng
- B. Một ông vua mang hạnh phúc đến cho một con người đau khổ.
- C. Những con người ăn ở hiền lành, thật thà, phúc đức sẽ được đền đáp xứng đáng.
- D. Một anh nông dân nghèo nhờ chăm chỉ đã lấy được vợ đẹp và trở nên giàu có.
Câu 7: Hai câu thơ “GGẫm câu báo đức thù công – Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi” thể hiện tâm trạng gì của Kiều Nguyệt Nga trước việc làm của Lục Vân Tiên?
-
A. Băn khoăn, áy náy vì chưa biết làm thế nào để trả ơn Lục Vân Tiên.
- B. Thán phục trước việc làm nghĩa hiệp của Lục Vân Tiên.
- C. Coi thường việc làm của Lục Vân Tiên.
- D. Ngưỡng mộ tài năng của Lục Vân Tiên.
Câu 8: Nét đẹp nhất của nhân vật Kiều Nguyệt Nga khiến dân gian yêu mến nàng là gì ?
-
A. Xem trọng ơn nghĩa, chung thủy hi sinh với tình yêu tự nguyện của mình
- B. Nhu mì , xem trọng ơn nghĩa,
- C. Chung thuỷ, nết na, xinh đẹp
- D. Giữ đúng khuôn phép, chung thuỷ
Câu 9: Hình ảnh Lục Vân Tiên trong đoạn trích gợi nhớ đến nhân vật trong truyện cổ tích nào em đã được đọc?
- A. Anh Khoai trong truyện Cây tre trăm đốt
- B. Người em trong truyện Cây khế
-
C. Thạch Sanh trong truyện Thạch Sanh
- D. Nhà vua trong truyện Tấm Cám
Câu 10: Hai câu thơ “Vân Tiên tả đột hữu xông – Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang” sử dụng phép tu từ gì?
- A. Nói quá
- B. Ẩn dụ
- C. Nhân hóa
-
D. So sánh
Câu 11: Tác dụng của phép tu từ trong câu thơ sau là gì ?
- “Vân Tiên tả đột hữu xông – Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang”
- A. Tô đậm vẻ đẹp của một người nông dân chất phác.
- B. Ca ngợi vẻ đẹp của tấm lòng nhân hậu, vị tha.
- C. Nhấn mạnh vẻ đẹp của một chàng thư sinh nho nhã.
-
D. Khắc họa được vẻ đẹp của một dũng tướng thời xưa.
Câu 12: Hình ảnh Lục Vân Tiên trong đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” khiến em liên tưởng đến nhân vật trong truyện cổ tích nào?
- A. Người em trong truyện “Cây khế”
- B. Nhà vua trong truyện “Tấm Cám”
- C. Anh Khoai trong truyện “Cây tre trăm đốt”
-
D. Thạch Sanh trong truyện “Thạch Sanh”