Câu 1: Có mấy kiểu duyệt phần tử của danh sách?
- A. 1.
-
B. 2.
- C. 3.
- D. 4.
Câu 2: Chọn phát biểu đúng khi nói về dữ liệu kiểu mảng(List) trong python.
- A. Dữ liệu kiểu mảng là tập hợp các phần tử không có thứ tự và mọi phần tử có cùng một kiểu dữ liệu.
-
B. Dữ liệu kiểu mảng là tập hợp các phần tử có thứ tự và mỗi một phần tử trong mảng có thể có các kiểu dữ liệu khác nhau.
- C. Dữ liệu kiểu mảng là tập hợp các phần tử có thứ tự và mọi phần tử phải có cùng một kiểu dữ liệu.
- D. Tất cả ý trên đều sai.
Câu 3: Lệnh nào sau đây được dùng để tính độ dài của phần tử?
- A. del().
-
B. len().
- C. append().
- D. đáp án khác.
Câu 4: Đoạn lệnh sau làm nhiệm vụ gì?
A = []
for x in range(10):
- append(int(input()))
-
A. Nhập dữ liệu từ bàn phím cho mảng A có 10 phần tử là số nguyên.
- B. Nhập dữ liệu từ bàn phím cho mảng A có 10 phần tử là số thực.
- C. Nhập dữ liệu từ bàn phím cho mảng A có 10 phần tử là xâu.
- D. Không có đáp án đúng.
Câu 5: Danh sách A sẽ như thế nào sau các lệnh sau?
>>> A = [2, 3, 5, 6]
>>> A. append(4)
>>> del (A[2])
- A. 2, 3, 4, 5, 6, 4.
- B. 2, 3, 4, 5, 6.
- C. 2, 4, 5, 6.
-
D. 2, 3, 6, 4.
Câu 6: Dùng lệnh nào để có thể duyệt lần lượt các phần tử của danh sách?
-
A. Lệnh for kết hợp với vùng giá trị của lệnh range().
- B. Lệnh append().
- C. Lệnh for .... in.
- D. Lệnh len().
Câu 7: Lệnh xoá một phần tử của một danh sách A có chỉ số i là
- A. list.del(i).
- B. A. del(i).
-
C. del A[i].
- D. A. del[i].
Câu 8: Để khai báo một danh sách rỗng ta dùng cú pháp sau
- A. < tên danh sách > ==[].
- B. < tên danh sách > = 0.
-
C. < tên danh sách > = [].
- D. < tên danh sách > = [0].
Câu 9: Phương thức nào sau đây dùng để thêm phần tử vào list trong python?
- A. abs().
- B. link().
-
C. append().
- D. add().
Câu 10: Để xóa 2 phần tử ở vị trí 1 và 2 trong danh sách a hiện tại ta dùng lệnh nào?
- A. del a[1:2].
- B. del a[0:2].
- C. del a[0:3].
-
D. del a[1:3].
Câu 11: Cách khai báo biến mảng sau đây, cách nào sai?
- A. ls = [1, 2, 3]
- B. ls = [x for x in range(3)]
- C. ls = [int(x) for x in input().split()]
-
D. ls = list(3).
Câu 12: Kết quả của chương trình sau là gì?
A = [2, 3, 5, "python", 6]
A.append(4)
A.append(2)
A.append("x")
del(A[2])
print(len(A))
- A. 5.
- B. 6.
-
C. 7.
- D. 8.
Câu 13: Trong python, để khai báo một danh sách và khởi tạo sẵn một số phần tử ta dùng cú pháp nào?
-
A. < tên danh sách > = [< danh sách phần tử, phân cách bởi dấu phẩy >].
- B. < tên danh sách > = [].
- C. [< danh sách phần tử, phân cách bởi dấu phẩy >].
- D. < tên danh sách > = [0].
Câu 14: Đối tượng dưới đây thuộc kiểu dữ liệu nào?
A = [1, 2, ‘3’]
-
A. list.
- B. int.
- C. float.
- D. string.
Câu 15: Cho khai báo mảng sau:
A = list(“3456789”)
Để in giá trị phần tử thứ 2 của mảng một chiều A ra màn hình ta viết:
- A. print(A[2]).
-
B. print(A[1]).
- C. print(A[3]).
- D. print(A[0]).
Câu 16: Đâu là kiểu dữ liệu danh sách?
-
A. list.
- B. bool.
- C. str.
- D. int.
Câu 17: Để gọi đến phần tử đầu tiên trong danh sách a ta dùng lệnh gì?
- A. a.[1].
-
B. a[0].
- C. a.0.
- D. a[].
Câu 18: Chương trình sau thực hiện công việc gì?
A=[]
for i in range(1, 1001):
if(i % 7 == 0) and (i % 5 !=0):
A.append(str(i))
print(','.join(A))
- A. Tìm tất cả các số chia hết cho 7 nhưng không phải bội số của 5, nằm trong đoạn 1 và 1000.
-
B. Tìm tất cả các số chia hết cho 7 nhưng không phải bội số của 5, nằm trong đoạn 1 và 1000 và chuỗi thu được in trên một dòng, có dấu “,” ngăn cách giữa các số.
- C. Tìm tất cả các số chia hết cho 7 và là bội số của 5, nằm trong đoạn 1 và 1000.
- D. Tìm tất cả các số không chia hết cho 7 nhưng là phải bội số của 5, nằm trong đoạn 1 và 1000.
Câu 19: Cho arr = [‘xuan’, ‘hạ’, 1. 4, ‘đông’, ‘3’, 4.5, 7]. Đâu là giá trị của arr[3]?
- A. 1.4.
-
B. đông.
- C. hạ.
- D. 3.
Câu 20: Giả sử có một list: i = [2, 3, 4]. Nếu muốn in list này theo thứ tự ngược lại ta nên sử dụng phương pháp nào sau đây?
-
A. print(list(reversed(i))).
- B. print(list(reverse(i))).
- C. print(reversed(i)).
- D. print(reversed(i)).
Câu 21: Chương trình sau thực hiện công việc gì?
>>> S = 0
>>> for i in range(len(A)):
if A[i] > 0:
S = S + A[i]
>>> print(S)
- A. Duyệt từng phần tử trong A.
- B. Tính tổng các phần tử trong A.
- C. Tính tổng các phần tử không âm trong A.
-
D. Tính tổng các phần tử dương trong A.
Câu 22: Lệnh nào để duyệt từng phần tử của danh sách?
- A. for.
- B. while – for.
-
C. for kết hợp với lệnh range().
- D. while kết hợp với lệnh range().
Câu 23: Để thêm phần tử vào cuối danh sách ta dùng hàm nào?
-
A. append().
- B. pop().
- C. clear().
- D. remove().