Giáo án VNEN Khoa học tự nhiên 9 bài 6: Ôn tập hóa vô cơ (T2)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN Khoa học tự nhiên 9 bài 6: Ôn tập hóa vô cơ (T2). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 9. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết: 16
Bài 6: ÔN TẬP HOÁ HỌC VÔ CƠ (T2)
I. Mục tiêu.
Sau khi học xong, HS có thể :
1. Kiến thức
 Hệ thống được tính chất hóa học của kim loại, phi kim, các hợp chất vô cơ (Oxit, axit, bazơ, muối); sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học; dãy hoạt động hóa học của kim loại; ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.
2. Kĩ năng
 Viết được các PTHH về: Tính chất hóa học của kim loại, phi kim, nhôm, sắt, mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ.
 Giải được các bài tập liên quan đến tính chất hóa học của kim loại, phi kim, các loại hợp chất vô cơ.
3. Thái độ
 Tạo hứng thú, say mê trong học tập cho HS.
4. Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất.
 Năng lực chung :tự học, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.
 Năng lực chuyên biệt: tính toán hoá học, ngôn ngữ.
 Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Chuẩn bị
 GV: Máy chiếu.
 HS: Ôn tập lại TCHH các chất vô cơ.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức (1p)
2. Kiểm tra bài cũ (5p)
GV gọi 2 HS trả lời câu hỏi :
 Trình bày TCHH của Kim loại
 Trình bày TCHH của Phi kim
HS: Trình bày câu trả lời
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
• Hoạt động 2: Tính chất kim loại, phi kim, sơ lượng bảng tuần hoàn các NTHH. (23p)
1. Phương pháp: DH Nhóm.
2. Kĩ thuật: khăn trải bàn, lược đồ tư duy.
3. Hình thức tổ chức: Nhóm.
4. Năng lực: Hợp tác, Ngôn ngữ.
5. Phẩm chất: Trách nhiệm.
GV : Cho các nhóm thảo luận lấy PTHH minh hoạ cho các tính chất của kim loại, phi kim đã nêu ở phần KTBC.
HS: Các nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung
GV : Nhận xét chỉnh sửa

GV: Cho HS thảo luận trình bày nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố, cấu tạo, sự biến đổi tính chất các nguyên tố, ý nghĩa của bảng tuần hoàn các NTHH
HS : Thảo luận trình bày. 2. Kim loại, phi kim
a. Kim loại
- Tác dụng với oxi  oxit
- Tác dụng với PK khác → muối
2Na + Cl2 → 2NaCl
- Tác dụng với axit:
KL trước H + axit  muối + H2
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
- Tác dụng với muối
KL trước Mg + dd muối của KL yếu hơn → muối mới + KL mới.
b. Phi kim
- Tác dụng KL:
+ Oxi + KL → oxit
+ PK khác + KL → muối
- Tác dụng với hidro → hợp chất khí
S + H2 → H2S↑
- Tác dụng với oxi → oxit (oxit axit)
S + O2 → SO2
3. Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Các nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần ĐTHN

Ô nguyên tố
Bảng tuần hoàn Cấu tạo Chu kì: theo chiều tăng ĐTHN tính KL↓, PK↑
Các NTHH
Nhóm: theo chiều tăng ĐTHN tính KL↑, PK↓

Ý nghĩa Biết vị trí → cấu tạo NT, tính chất
Biết cấu tạo NT → vị trí, tính chất NTHH

4. Củng cố - luyện tập (15p)
GV: Cho HS tìm hiểu và làm BT 1, 2 trang 33 theo cặp đôi
HS : Thảo luận trình bày
GV : Chỉnh sửa nếu cần
5. HDVN (1p)
GV nhắc nhở HS :
+ Tìm hiểu phần bài tập còn lại

Xem thêm các bài Giáo án VNEN khoa học tự nhiên 9, hay khác:

Bộ Giáo án VNEN khoa học tự nhiên 9 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 9.

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.