Giáo án VNEN Khoa học tự nhiên 9 bài 5: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (T1)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN Khoa học tự nhiên 9 bài 5: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (T1). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 9. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
Bài 5: SƠ LƯỢC BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (T1)
I. Mục tiêu
Sau khi học xong, HS có thể :
1. Kiến thức
 Nêu được nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
 Trình bày được cấu tạo bẳng tuần hoàn gồm: ô nguyên tố, chu kì, nhóm.
 Nêu được quy luật biến đổi tính kim loại, phi kim trong chu kì, nhóm.
 Trình bày được ý nghĩa của bảng tuần hoàn: Sơ lược về mối quan hệ giữa cấu tạo nguyên tử, vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn và tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố đó.
2. Kĩ năng.
 Xác định số hiệu nguyên tử, chu kì và nhóm của 20 nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn.
 Xác định vị trí và tính chất hóa học cơ bản của một số nguyên tố điển hình (thuộc 20 nguyên tố đầu tiên) dựa vào cấu tạo nguyên tử của chúng và ngược lại.
 So sánh tính kim loại hoặc tính phi kim của một nguyên tố cụ thể với các nguyên tố lân cận (trong 20 nguyên tố đầu tiên).
3. Thái độ
 Tạo hứng thú, say mê trong học tập cho HS.
4. Định hướng phát triển năng lực – phẩm chất.
 Năng lực chung: tự học, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.
 Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dung ngôn ngữ, năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn cuộc sống.
 Phẩm chất: trách nhiệm, tự chủ, chăm học.
II. Chuẩn bị
 GV: máy chiếu, bảng tuần hoàn.
 HS: Ôn lại kiến thức về nguyên tử, tìm hiểu trước bài học.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy – học.
1. Ổn định tổ chức (1p)
2. Kiểm tra bài cũ (5p)
GV gọi 1 HS trả lời câu hỏi:
+ Trình bày cấu tạo nguyên tử.
HS: Trình bày câu trả lời
3. Bài mới
Hoạt động của GV – HS Nội dung cần đạt
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
• Hoạt động 1: Khởi động (8p)
1. Phương pháp: Dạy học Nhóm.
2. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ.
3. Hình thức tổ chức: cặp đôi.
4. Năng lực: Hợp tác, Ngôn ngữ.
5. Phẩm chất: Trách nhiệm.
HS đã được nghiên cứu tính chất chung của các nguyên tố kim loại, phi kim và một số nguyên tố kim loại và phi kim cụ thể có nhiều ứng dụng trong thực tiễn. Do đó trong hoạt động khởi động, GV đặt vấn đề làm thế nào sắp xếp các nguyên tố một cách có hệ thống để thuận tiện cho việc nghiên cứu.
GV: Chiếu lên màn thông tin về 1 số nguyên tố kim loại và phi kim (màu khác nhau)
GV đặt câu hỏi: Hãy phân loại các nguyên tố trên vào các nhóm chất có ít nhất một đặc điểm giống nhau và cho biết tại sao em làm như vậy?
HS: thảo luận cặp đôi, đưa ra ý kiến.
Các cặp khác nhân xét, bổ sung.
GV từ đó đặt vấn đề: Trong thực tế các nhà khoa học sắp xếp các nguyên tố theo nguyên tắc nào để thuận tiện cho việc nghiêm cứu? A. Hoạt động khởi động
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
• Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên tắc sắp xếp – cấu tạo bảng tuần hoàn (24p)
1. Phương pháp: DH Nhóm.
2. Kĩ thuật: Mảnh ghép, lược đồ tư duy.
3. Hình thức tổ chức: Nhóm
4. Năng lực: Hợp tác, Ngôn ngữ.
5. Phẩm chất: Trách nhiệm.
GV : Cho HS đọc thông tin mục I trang 25 và đặt câu hỏi :
+ Nêu nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn (hoặc có thể cho HS làm câu hỏi trắc nghiệm để rút ra kiến thức).
GV: Cho HS thảo luận nhóm (mảnh ghép 10p)
- Vòng 1: chuyên gia (5p)
Nhóm 1, 2: Tìm hiểu ô nguyên tố.
Nhóm 3, 4: Tìm hiểu chu kì
Nhóm 5, 6: Tìm hiểu nhóm
- Vòng 2: mảnh ghép (5p)
HS: Các nhóm chia thành viên về các nhóm mới thảo luận thống nhất nội dung cấu tạo bảng tuần hoàn bằng sơ đồ tư duy.
Sau đó các nhóm báo cáo.
GV: Hướng dẫn chuẩn kiến thức.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
II. Cấu tạo bảng tuần hoàn.
1. Ô nguyên tố: cho biết
- Số hiệu nguyên tử
- Tên NT
- KHHH
- NTK
=> Số thứ tự ô = Số hiệu nguyên tử = số e = số p = giá trị ĐTHN.
( mỗi nguyên tố trong bảng tuần hoàn chiếm 1 ô)
2. Chu kì
- Xếp theo hàng ngang gồm các nguyên tố mà nguyen tử có cùng lớp e xếp theo chiều tăng dần ĐTHN.
- Có 7 chu kì: 1, 2, 3 là CK nhỏ; 4, 5, 6, 7 là CK lớn
=> Số thứ tự chu kì = só lớp e
3. Nhóm:
- Xếp theo chiều dọc, gồm các nguyên tố mà nguyên tử có cùng số e lớp ngoài cùng, tính chất hóa học tương tự nhau.
- Có 7 nhóm: I -> VII
=> Số thứ tự nhóm = số e ngoài cùng.

C. CỦNG CỐ - LUYÊN TẬP
• Hoạt động: Luyện tập và vận dụng (6p)
1. Phương pháp: DH Nhóm.
2. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ.
3. Hình thức tổ chức: cặp đôi
4. Năng lực: Hợp tác, Ngôn ngữ.
5. Phẩm chất : Trách nhiệm.
GV : Hướng dẫn HS làm bài tập 6 trang 30 tài liệu HDH
HS : Thảo luận nhóm, làm bài tập và trình bày câu trả lời
D. TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG (1p)
GV: Hướng dẫn học sinh về nhà
+ Tìm hiểu phần tiếp theo của bài học, tìm hiểu trước mục E.

Xem thêm các bài Giáo án VNEN khoa học tự nhiên 9, hay khác:

Bộ Giáo án VNEN khoa học tự nhiên 9 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 9.

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.