Giáo án VNEN Khoa học tự nhiên 9 bài 36: Dầu mỏ và khí thiên nhiên. Nhiên liệu (T2)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN Khoa học tự nhiên 9 bài 36: Dầu mỏ và khí thiên nhiên. Nhiên liệu (T2). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 9. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
Bài 36: DẦU MỎ VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN. NHIÊN LIỆU (T2)
I. Mục Tiêu
Sau khi học xong, HS có thể:
1. Kiến thức
 Nhận biết được dầu mỏ qua quan sát các tính chất vật lí;
 Nêu được khái niệm, thành phần, trạng thái tự nhiên, phương pháp khai thác, các sản phẩm chế biến, ứng dụng từ dầu mỏ và khí thiên nhiên;
 Hiểu khái niệm nhiên liệu, các dạng nhiên liệu phổ biến và cách sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả, giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường.
2. Kĩ năng
 Rèn các kĩ năng làm việc theo dự án, viết và sử dụng kí hiệu, thuật ngữ hóa học.
3. Thái độ
 Giáo dục lòng yêu thích môn học, học tập tích cực.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
 Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực tự quản lý; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT và TT;.
 Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học; Năng lực thực hành hoá học; Năng lực tính toán hóa học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
 Phẩm chất:
o Yêu quê hương đất nước; Nhân ái, khoan dung
o Trung thực, tự trọng, chí công vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Có trách nhiệm với bản thân.
II. Chuẩn bị
1. GV
 Đồ dùng: Giấy Ao, màu vẽ.
 Bài giảng điện tử, bảng nhóm, bút dạ.
2. HS
 Nghiên cứu trước bài mới.
III. Phương pháp – Kỹ thuật dạy học
 Phương pháp: PP trò chơi, PP dạy học nhóm; PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình, PP thực hành thí nghiệm.
 Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT khăn trải bàn; KT động não; phòng tranh, …
IV. Tiến trình hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức (1p)
2. Kiểm tra bài cũ (5p)
GV: Gọi 1 HS trả lời câu hỏi:
+ Hãy nêu thành phần dầu mỏ, khí thiên nhiên
+ Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ
HS: Trình bày câu trả lời
3. Bài mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt
C. HOẠT DỘNG LUYỆN TẬP
• Hoạt động: Luyện tập (30p)
1. Phương pháp: DH nhóm
2. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ
3. Hình thức tổ chức: cặp đôi
4. Năng lực: Ngôn ngữ, hợp tác
5. Phẩm chất: chăm học.
GV: Cho HS trao đổi nhanh nội dung BT trắc nghiệm mục C bài 1, 2, 3, 4 đã chuẩn bị ở nhà.
- Báo cáo bằng cách gọi ngẫu nhiên mỗi bạn 1 bài.
HS: Báo cáo kết quả, giải thích lý do chọn kết quả.
GV: Nhận xét và chữa (Nếu sai)
GV yêu cầu HS: Làm vệc cặp đôi trả lời các câu hỏi 5, 6, 7.
HS: Các cặp rình bày trước lớp, lắng nghe nhận xét, phản biện.
GV: Sửa chữa, bổ sung (nếu có) C. Hoạt động luyện tập
Bài 1: Đáp án C
Bài 2: Đáp án A
Bài 3: Đáp án C
Bài 4: Đáp án A

Bài 5: Khi xảy ra tràn dầu trên sông hay trên biển, thường gây ra ảnh hưởng trên một diện tích rộng do tính chất không tan trong nước và nhẹ hơn nước của dầu dẫn đến.
Bài 6: a) Các chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn chất lỏng do diện tích tiếp xúc với không khí lớn hơn (Bình thường, các phân tử khí ở khá xa nhau và chuyển động tự do).
b) Tạo các lỗ trong các viên than tổ ong để tăng diện tích tiếp xúc của than với không cho phản ứng cháy xảy ra dễ dàng và hiệu quả.
c) Quạt gió vào bếp lò khi nhóm lửa để tăng lượng oxi cho phản ứng cháy dễ xảy ra hơn, đậy bớt của lò khi ủ bếp để giảm lượng oxi làm giảm sự cháy vì lúc ủ bếp ta chỉ cần lửa nhỏ.
Bài 7: Vì tỉ lệ số mol bằng với tỉ lệ thể tích. Ta có, khi đốt theo tỉ lệ mol là 1:1 (tương ứng với tỉ lệ thể tích là 1:1) thì tỉ lệ nhiệt lượng thu được là:

Vậy, khi tỉ lệ thể tích là x : 2,5 thì tỉ lệ nhiệt lượng thu được là 1:1 (x là thể tích khí metan).
⇒ => x 3,65 (lít)

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (3p)
GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi:
+ Nêu ý kiến cá nhân về sử dụng nhiên liệu tiết kiệm, an toàn, hiệu quả.
HS: Lắng nghe nhận xét và hoàn thiện vào vở.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG (3p)
GV yêu cầu 1 HS: Chia sẻ nội dung chuẩn bị ở nhà.
HS: Trình bày câu trả lời
GV: Nhắc HS ghi nội dung công việc ở nhà:
+ Ôn tập lại các nội dung đã học trong chủ đề,
+ Lập bảng tổng hợp về hidrocacbon; làm BT mục III bài 37.

Xem thêm các bài Giáo án VNEN khoa học tự nhiên 9, hay khác:

Bộ Giáo án VNEN khoa học tự nhiên 9 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 9.

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.