Giáo án VNEN Khoa học tự nhiên 9 bài 36: Dầu mỏ và khí thiên nhiên. Nhiên liệu (T1)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN Khoa học tự nhiên 9 bài 36: Dầu mỏ và khí thiên nhiên. Nhiên liệu (T1). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 9. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
Bài 36: DẦU MỎ VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN. NHIÊN LIỆU (T1)
I. Mục Tiêu
Sau khi học xong, HS có thể:
1. Kiến thức
 Nhận biết được dầu mỏ qua quan sát các tính chất vật lí;
 Nêu được khái niệm, thành phần, trạng thái tự nhiên, phương pháp khai thác, các sản phẩm chế biến, ứng dụng từ dầu mỏ và khí thiên nhiên;
 Hiểu khái niệm nhiên liệu, các dạng nhiên liệu phổ biến và cách sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả, giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường.
2. Kĩ năng
 Rèn các kĩ năng làm việc theo dự án, viết và sử dụng kí hiệu, thuật ngữ hóa học.
3. Thái độ
 Giáo dục lòng yêu thích môn học, học tập tích cực.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
 Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực tự quản lý; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT và TT;.
 Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học; Năng lực thực hành hoá học; Năng lực tính toán hóa học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
 Phẩm chất:
o Yêu quê hương đất nước; Nhân ái, khoan dung
o Trung thực, tự trọng, chí công vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Có trách nhiệm với bản thân.
II. Chuẩn bị
1. GV
 Đồ dùng: Giấy Ao, màu vẽ.
 Bài giảng điện tử, bảng nhóm, bút dạ.
2. HS
 Nghiên cứu trước bài mới.
III. Phương pháp – Kỹ thuật dạy học
 Phương pháp: PP trò chơi, PP dạy học nhóm; PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình, PP thực hành thí nghiệm.
 Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT khăn trải bàn; KT động não; phòng tranh, …
IV. Tiến trình hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức (1p)
2. Kiểm tra bài cũ (Không)
3. Bài mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt
A. HOẠT DỘNG KHỞI DỘNG
• Hoạt động 1: Khởi động (5p)
1. Phương pháp: DH nhóm
2. Kĩ thuật: Nêu và giải quyết vấn đề
3. Hình thức tổ chức: cặp đôi, nhóm
4. Năng lực: Tư duy, giao tiếp
5. Phẩm chất: chăm học.
GV cử: Trưởng ban học tập làm khâu tổ chức giới thiệu buổi báo cáo dự án.
+ Thông qua thể lệ và nội quy của buổi báo cáo.
* Thể lệ:
- Các nhóm nhận vị trí trưng bày và chuẩn bị trong 15 phút.
- Tập hợp theo nhóm mới: mỗi nhóm gồm 1 thành viên đến từ các nhóm cũ, báo cáo vòng tròn theo kĩ thuật phòng tranh, mỗi vị trí trưng bày báo cáo 1 nội dung (tính chất vật lí và trạng thái thiên nhiên của dầu mỏ, các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ, khí thiên nhiên, nhiên liệu) chất vấn và góp ý trong 5 phút.
- Mỗi thành viên được 3 thẻ bình chọn 3 màu cho 3 sản phẩm tốt nhất theo quan điểm cá nhân: màu đỏ, màu vàng, màu xanh.
- Tổng kết bình chọn và trao giải cho 3 sản phẩm xuất sắc nhất.
HS: Lắng nghe A. Hoạt động khởi động
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (35p)
1. Phương pháp: DH nhóm, dự án
2. Kĩ thuật: Phòng tranh, nhóm
3. Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm
4. Năng lực: Hợp tác, xử lý thông tin, trình bày.
5. Phẩm chất: chăm học.
HS hoạt động nhóm:
+ Các nhóm nhận vị trí trưng bày và chuẩn bị mọi mặt, tự tập huấn lại cho nhau nội dung báo cáo và những câu hỏi có thể gặp.
+ Báo cáo vòng tròn theo KT phòng tranh:
- Tập hợp lại nhóm mới.
- Các nhóm di chuyển vòng tròn, tại mỗi vị trí sẽ được nghe tác giả của sản phẩm giới thiệu, đưa ra các chất vấn và phản biện, góp ý trong 5 phút.
- Đặt thẻ bình chọn cho các sản phẩm.
- Thống kê kết quả bình chọn.
GV: Nhận xét, đánh giá và tổng kết lại kiến thức
HS: Lắng nghe phân tích và đánh giá của GV để hoàn thiện nội dung bài học vào vở. B. Hoạt động hình thành kiến thức
I. Dầu mỏ
1. Tính chất vật lí
Dầu mỏ là chất lỏng màu đen, không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
2. Trạng thái tự nhiên và thành phần
- Dầu mỏ tập trung ở các mỏ dầu với 3 lớp: khí, dầu lỏng, nước mặn.
- Khai thác: Khoan thành giếng để dầu phun lên hoặc bơm hơi nước nóng đẩy dầu lên.
3. Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ
- Khí đốt, xăng, dầu hỏa, dầu diezen, dầu mazut, nhựa đường.
II. Khí thiên nhiên
Có trong các mỏ khí, khai thác bằng cách khoan, sử dụng làm nhiên liệu và nguyên liệu trong tổng hợp hóa chất.
III. Dầu mỏ và khí thiên nhiên ở Việt Nam
- Các mỏ dầu của nước ta tập trung chủ yếu ở vùng biển phía Nam.
- Tên một số mỏ dầu đã và đang được khai thác là: Rạng Đông, Rồng, Nam Côn Sơn, ...
IV. Nhiên liệu
- Cháy được, tỏa nhiệt và phát sáng; có 3 loại (rắn, lỏng, khí); sử dụng để khai thác năng lượng dạng nhiệt.
- Sử dụng nhiên liệu tiết kiệm và hiệu quả: cung cấp đủ oxi, tăng diện tiếp xúc với oxi, duy trì ở mức cần thiết với nhu cầu sử dụng.
4. Củng cố và luyện tập (2p)
GV: Tổng kết lại kiến thức bài học
HS: Lắng nghe
5. Tìm tòi và mở rộng (2p)
GV nhắc nhở HS ghi nội dung công việc ở nhà:
 Làm mục C, D, E để tiết sau báo cáo.
 Thiết kế bài thuyết trình dưới hình thức sơ đồ tư duy hoặc bảng biểu, mô hình hoặc bài trình chiếu.
 Chuẩn bị thuyết trình theo 4 nội dung được giao.

Xem thêm các bài Giáo án VNEN khoa học tự nhiên 9, hay khác:

Bộ Giáo án VNEN khoa học tự nhiên 9 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 9.

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.