Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
Bài 38: RƯỢU ETYLIC (T2)
I. Mục tiêu bài hoc
Sau khi học xong, HS có thể
1. Kiến thức
Trình bày được tính chất vật lý, tính chất hóa học và ứng dụng của rượu etylic.
Viết được các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của rượu etylic.
Giải được các bài tập tính khối lượng rượu etylic tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng có sử dụng độ rượu và hiệu suất quá trình.
2. Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng viết PTHH của rượu với Na, biết cách giải quyết một số bài tập về rượu.
3. Thái độ tình cảm
- Giáo dục lòng yêu môn hóa, tính cẩn thận.
4. Năng lực, phẩm chất
Hình thành năng lực tự học, hợp tác, giao tiếp, tính toán.
Rèn phẩm chất sống tự chủ, cú trách nhiệm, biết bảo vệ sức khoẻ
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
1. GV
Giáo án điện tử, Bảng nhóm, mô hình phân tử rượu etylic dạng đặc, dạng rỗng.
Dụng cụ: Cốc thủy tinh (2 cái), đèn cồn, panh, diêm.
Hóa chất: Na, C2H5OH, H2O.
2. HS
Đọc trước bài mới,
III. Phương pháp – Kĩ thuật dạy học
Phương pháp: PP dạy học nhóm; PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình, PP thực hành thí nghiệm.
Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi;
IV. Tiến trình hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức (1p)
2. Kiểm tra bài cũ (5p)
GV: Gọi 1 HS trả lời:
+ Viết CTPT, CTCT của rượu etylic.
+ Nêu tính chất vật lí của rượu etylic.
HS: Trình bày câu trả lời
3. Bài mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
• Hoạt động 1: Tính chất hóa học của rượu etylic (15p)
1. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề
2. Kĩ thuật: thực hành, nêu và giải quyết vấn đề
3. Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm
4. Năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề, tự tin
5. Phẩm chất: chăm học
GV: Yêu cầu HS mô tả khả năng thế của kim loại Na với H2O
2Na + 2HOH 2NaOH + H2
GV: Cho HS quan sát mô hình và trả lời:
+ Theo em trong phân tử rượu etylic, các nguyên tử hidro có đặc điểm liên kết hóa học giống nhau hay không? Nguyên tử hidro nào có khả năng dễ bị thay thế nhất?
HS: Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi
GV: Yêu cầu HS thực hiện làm thí nghiệm:
Thả một mẩu natri kim loại vào ống nghiệm đựng rượu etylic nguyên chất thấy có khí hidro thoát ra. Nếu cô cạn dung dịch sẽ thu được chất rắn là natri etylat C2H5ONa.
Giải thích hiện tượng và viết phương trình của phản ứng xảy ra.
HS: Thực hiện thí nghiệm và giải thích
GV đặt câu hỏi: P/Ư trên thuộc loại p/ư nào, vì sao?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét. Sau đó, giới thiệu phản ứng của rượu etylicvà axit axetic sẽ học ở bài sau. B. Hoạt động hình thành kiến thức
4. Tính chất hóa học
b, Tác dụng với Natri
Nguyên tử Na thay thế nguyên tử H trong nhóm OH của rượu để sinh ra khí H2 và natri etylat C2H5ONa.
2C2H5OH + 2Na 2C2H5ONa + H2
=> Phản ứng thế
• Hoạt động 2: Ứng dụng và điều chế (10p)
1. Phương pháp: Vấn đáp và tìm tỏi
2. Kĩ thuật: Vấn đáp và tìm tòi
3. Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm
4. Năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề, tự tin
5. Phẩm chất: chăm học
GV yêu cầu HS: Quan sát hình 38.6 và trả lời câu hỏi:
+ Hãy nêu ứng dụng chính của rượu etylic? Mô tả chi tiết về những ứng dụng này.
GV: Nhấn mạnh uống rượu nhiều có hại cho sức khỏe.
HS: Đọc thông tin trang 39
GV yêu cầu HS: Tìm hiểu về thành phần, vai trò, cách sử dụng xăng sinh học E5. Sau đó trả lời câu hỏi sau:
Xăng sinh học E5 được coi là nhiên liệu của tương lai vì:
A. đã được lưu hành trên thị trường thế giới
B. đã được lưu hành trên thị trường thế giới
C. sử dụng rất thuận tiện
D. hàm lượng oxi cao, giảm thiểu phát thải các chất độc hại.
HS: Nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi
GV đặt câu hỏi: Người ta sản xuất/ điều chế Rượu etylic bằng cách nào?
Sau đó, yêu cầu HS trả lời các câu sau:
Câu 1: Nguyên liệu nào không được dùng để điều chế rượu etylic.
A. Nho B. Mía
C. Gạo D. Lợn
Câu 2: Nguyên liệu được dùng để điều chế trực tiếp rượu etylic bằng phương pháp tổng hợp là:
A. CH4 B. C2H4
C. C2H2 D. C2H6.
HS: Nghiên cứu thông tin trong sách HDH và trả lời câu hỏi. 5. Ứng dụng và điều chế
a. Ứng dụng
- Điều chế rượu bia, axit axetic, dược phẩm, pha vecni, nước hoa, làm nhiên liệu, sát trùng vết thương, dụng cụ y tế…
b. Điều chế
- Trong phương pháp sinh hóa :
Tinh bột (đường) C2H5OH
(C6H10O5)n + nH2O 2nC2H5OH +
+ 2nCO2
- Trong phương pháp tổng hợp: Cho etilen tác dụng với nước:
C2H4 + H2O C2H5OH
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
• Hoạt động 3: Luyện tập (10p)
1. Phương pháp: DH nhóm
2. Kĩ thuật: Nêu và giải quyết vấn đề
3. Hình thức tổ chức: cá nhân
4. Năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề, tự tin
5. Phẩm chất: chăm học
GV: Cho HS đọc đầu bài và yêu cầu HS làm các bài tập 2, 4, 5 trang 40 sách HDH và gọi từng cá nhân lên bảng trình bày.
HS: Làm bài tập, các HS khác nhận xét
GV: Chữa bài và tổng kết C. Hoạt động luyện tập
Bài 2:
a. Natri tan, có sủi bọt khí.
b.
2Na + 2H2O 2NaOH + H2
2C2H5OH + 2Na 2C2H5ONa +H2
Bài 4:
(C6H10O5)n + nH2O 2nC2H5OH +
+ 2nCO2
162n 92n
0,8 tấn tinh bột ?
0,45 tấn rượu etylic H = 60% 0,273 tấn rượu etylic
Vr = 350 lít
Bài 5:
mr = 3,9g nr = mol
Q = . 277,38 = 23,517 kJ
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (2p)
GV: Hướng dẫn HS về nhà tìm kiếm thông tin và trả lời các câu hỏi bài tập trong sách HDH
HS: Tìm kiếm thông tin và làm bài tập
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG (2p)
GV: Hướng dẫn HS về nhà tìm kiếm thông tin và
+ Trả lời 3 câu hỏi phần tìm tòi mở rộng.
+ Tìm hiểu về CTCT, CTPT, tính chất của axit axetic.