Giáo án VNEN Khoa học tự nhiên 9 bài 38: Rượu etylic (T1)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN Khoa học tự nhiên 9 bài Giáo án VNEN Khoa học tự nhiên 9 bài 38: Rượu etylic (T1). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 9. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
Chủ đề 9: DẪN XUẤT CỦA HIĐROCACBON. POLIME.
Bài 38: RƯỢU ETYLIC
I. Mục tiêu bài hoc
Sau khi học xong, HS có thể
1. Kiến thức
 Trình bày được tính chất vật lý, tính chất hóa học và ứng dụng của rượu etylic.
 Viết được các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của rượu etylic.
 Giải được các bài tập tính khối lượng rượu etylic tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng có sử dụng độ rượu và hiệu suất quá trình.
2. Kỹ năng
 Rèn luyện kỹ năng viết PTHH của rượu với Na, biết cách giải quyết một số bài tập về rượu.
3. Thái độ tình cảm
- Giáo dục lòng yêu môn hóa, tính cẩn thận.
4. Năng lực, phẩm chất
 Hình thành năng lực tự học, hợp tác, giao tiếp, tính toán.
 Rèn phẩm chất sống tự chủ, cú trách nhiệm, biết bảo vệ sức khoẻ
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
1. GV
 Giáo án điện tử, Bảng nhóm, mô hình phân tử rượu etylic dạng đặc, dạng rỗng.
 Dụng cụ: Cốc thủy tinh (2 cái), đèn cồn, panh, diêm.
 Hóa chất: Na, C2H5OH, H2O.
2. HS
 Đọc trước bài mới,
 Viết PTHH của phản ứng giữa nước với Na
III. Phương pháp – Kĩ thuật dạy học
 Phương pháp: PP dạy học nhóm; PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình, PP thực hành thí nghiệm.
 Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi;
IV. Tiến trình hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức (1p)
2. Kiểm tra bài cũ (không)
3. Bài mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt
A. HOẠT DỘNG KHỞI DỘNG
• Hoạt động 1: Khởi động (5p)
1. Phương pháp: DH nhóm
2. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ
3. Hình thức tổ chức: cặp đôi, cá nhân
4. Năng lực: Ngôn ngữ, hợp tác
5. Phẩm chất: chăm học.
GV: Cho HS quan sát chai rượu, bia và cho biết chất kích thích trong các loại đồ uống đó có tên là gì? Hãy cho biết công thức phân tử, công thức cấu tạo của chất đó?
HS: Hoạt động cá nhân, cặp đôi trả lời vào phiếu học tập trong thời gian 5 phút.
GV: Đặt vấn đề chất kích thích trong các loại đồ uống đó có tên là rượu etylic các em có viết đúng CTCT, CTPT của rượu etylic hay không chúng ta tìm hiểu bài hôm nay. A. Hoạt động khởi động
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
• Hoạt động 2: Công thức phân tử, công thức cấu tạo của rượu etylic (5p)
1. Phương pháp: DH nhóm
2. Kĩ thuật: nhóm
3. Hình thức tổ chức: nhóm
4. Năng lực: Ngôn ngữ, hợp tác
5. Phẩm chất: chăm học.
GV: Yêu cầu HS
+ Quan sát mô hình phân tử rượu etylic dạng rỗng, đặc.
+ Nhận biết và đối chiếu với CTPT, cấu tạo ở phần HĐKĐ xem em có viết đúng không và nếu sai thì sửa chữa cho đúng?
HS: Hoạt động nhóm và trả lời.
GV: Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả, gọi 1 em lên bảng viết, sau đó nhận xét và đánh giá.
GV: Giới thiệu nhóm – OH làm cho rượu có tính chất đặc trưng. B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Công thức phân tử, công thức cấu tạo
Công thức phân tử: C2H6O
Công thức cấu tạo
H H

H – C – C – O – H

H H
Hay CH3 – CH2 – OH
Có nhóm - OH trong công thức cấu tạo.

• Hoạt động 2: Tính chất vật lí của rượu etylic (10p)
1. Phương pháp: DH nhóm
2. Kĩ thuật: thực hành, làm thí nghiệm
3. Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm
4. Năng lực: Ngôn ngữ, hợp tác, xử lí thông tin
5. Phẩm chất: chăm học.
GV: Yêu cầu HS thực hiện thí nghiệm.
HS: Thực hiện thí nghiệm theo nhóm và ghi nhận xét vào phiếu học tập.
GV: Quan sát, hướng dẫn.
HS nêu hiện tượng. GV đánh giá và KL 2. Tính chất vật lí
Sôi ở 78,30C.
Hòa tan được nhiều chất khác như iot, benzen

Phiếu học tập
Tên thí nghiệm Cách tiến hành Nhận xét
1. Quan sát về trạng thái, màu sắc, mùi vị Quan sát lọ thủy tinh không màu đựng rượu etylic. Mở nút, ngửi mùi hơi rượu bay ra Trạng thái: lỏng
Màu sắc: không màu
Mùi: thơm
2. Nghiên cứu về tính tan Rót 5 ml nước vào cốc thủy tinh. Thêm dần từng giọt rượu etylic vào (có thể khuấy hoặc lắc nhẹ). Quan sát quá trình hòa tan của rượu etylic trong nước. Khả năng tan của rượu etylic trong nước: tan vô hạn trong nước.

• Hoạt động 3: Độ rượu (5p)
1. Phương pháp: DH nhóm
2. Kĩ thuật: thực hành, vấn đáp tìm tòi
3. Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm
4. Năng lực: Ngôn ngữ, hợp tác, xử lí thông tin
5. Phẩm chất: chăm học.
GV: Chiếu thông tin:
Rót 30ml rượu etylic vào ống đong có chia độ. Thêm dần nước vào ống đong, lắc đều, đến khi chất lỏng trong ống đong đến vạch 100ml. Khi đó ta thu được rượu 30 độ (rượu 30o hay rượu 30% vol).
Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin và trả lời:
+ Độ rượu là gì?
+ CT tính độ rượu?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Cho HS quan sát các hình 33.8 và cho biết
+ Ý nghĩa của các thông tin: rượu 30%vol, cồn 90o, bia 5%;...
+ Các số 90, 30 hoặc 5 trên các hình cho biết điều gì?
HS: Quan sát và trả lời
GV: Nhận xét
* Dự kiến HS khó trả lời chính xác:
+ có 30 ml rượu etylic trong 100 ml hỗn hợp rượu etylic với nước.
+ có 90 ml rượu etylic trong 100 ml hỗn hợp rượu etylic với nước.
+ có 5 ml rượu etylic trong 100 ml hỗn hợp rượu etylic với nước.
+ Các số 90, 30 hoặc 5 trên các hình
3. Độ rượu
Độ rượu là số ml rượu etylic có trong 100ml hỗn hợp rượu etylic với nước
+ Đr =

• Hoạt động 4: Tính chất hóa học của rượu etylic (12p)
1. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề
2. Kĩ thuật: thực hành, nêu và giải quyết vấn đề
3. Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm
4. Năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề, tự tin
5. Phẩm chất: chăm học
GV đặt câu hỏi: Khi đốt cháy bông sản phẩn tạo ra là gì?
HS: Trả lời (H2O, CO2).
GV: Yêu cầu HS thực hiện thí nghiệm
Rót 3 ml rượu etylic (hoặc cồn 90o) vào hõm một đế sứ hoặc đĩa bằng thủy tinh. Đưa nhanh que diêm đang cháy vào hõm đựng rượu.
Sau đó, trả lời câu hỏi:
+ Nhận xét màu ngọn lửa của rượu etylic cháy.
+ Hứng miệng ống nghiệm vào phía trên ngọn lửa đang cháy. Nêu hiện tượng quan sát được ở bên trong miệng ống nghiệm.
+ Úp miệng cốc (bên trong có tráng nước vôi trong) lên phía trên ngọn lửa. Nêu hiện tượng quan sát được ở phía trong cốc.
+ Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm trên.
HS: Thực hiện thí nghiệm theo nhóm và nêu hiện tượng, 1 em lên bảng viết PTHH.
GV: Quan sát HS làm thí nghiệm và đánh giá. 4. Tính chất hóa học
a. Tác dụng với oxi
Hiện tượng: có lớp hơi nước, màng chất rắn màu trắng
C2H5OH + 3O2 2CO2 +3H2O
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O

4. Củng cố và vận dụng (6p)
GV: Yêu cầu HS làm việc nhóm đọc và làm các bài 1, 3 trang 40, sách HDH
Bài 1: Khi để hở miệng chai đựng cồn 96o(rượu etylic chiếm 96% thể tích) một thời gian thì nồng độ rượu etylic trong chai thay đổi thế nào? Vì sao?
Hướng dẫn:
Nồng độ rượu etylic trong chai sẽ giảm đi vì rượu dễ bị bay hơi
Bài 3: Khi thêm dần nước vào ống đựng 30ml rượu etylic cho đến vạch định mức 50ml thì sẽ thu được rượu bao nhiêu độ?
Hướng dẫn:
Đr = 60o
HS: Thảo luận và đại diện nhóm trình bày câu trả lời
5. Mở rộng và tìm tòi (1p)
GV: Nhắc nhỏ HS về nhà
+ Học bài
+ Đọc trước phần tính chất hóa học và phần C, D, E

Xem thêm các bài Giáo án VNEN khoa học tự nhiên 9, hay khác:

Bộ Giáo án VNEN khoa học tự nhiên 9 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 9.

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.