Giáo án VNEN Khoa học tự nhiên 9 bài 4: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn (T2)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN Khoa học tự nhiên 9 bài 4: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn (T2). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 9. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
Bài 4: SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI VÀ BẢO VỆ KIM LOẠI
KHÔNG BỊ ĂN MÒN (T2)
I. Mục tiêu
Sau khi học xong, HS có thể:
1. Kiến thức
 Nêu được khái niệm về sự ăn mòn kim loại và một số yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại.
 Trình bày được biện pháp bảo vệ kim loại không bị ăn mòn và đề xuất cách bảo vệ một số đồ vật bằng kim loại trong gia đình.
2. Kỹ năng
 Xác định được hiện tượng ăn mòn trong thực tế.
 Biết liên hệ thực tế về các yếu tố ảnh hướng đến ăn mòn và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn
3. Kĩ năng
 Bảo vệ các đồ vật bằng kim loại
4. Định hướng phát triển năng lực – phẩm chất
 Năng lực chung: Năng lực hợp tác, thuyết trình.
 Năng lực chuyên biệt: Năng lực thực hành thí nghiệm, năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn.
 Phẩm chất: trách nhiệm, tự chủ.
II. Chuẩn bị
 GV: máy chiếu
 HS: chuẩn bị thí nghiệm như hình 4.2 trước 1 tuần, chuẩn bị mục D, E, mỗi nhóm 2 chiếc đinh Fe.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy – học
1. Ổn định tổ chức (1p)
2. KTBC (7p)
GV gọi 2 HS trả lời câu hỏi:
 Thế nào là sự ăn mòn kim loại, ví dụ?
 Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại, thử nêu giải pháp bảo vệ.
HS: Trình bày câu trả lời
3. Bài mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt
• Hoạt động 1: Tìm hiểu cách bảo vệ kim loại (10p)
1. Phương pháp: DH Nhóm.
2. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ.
3. Hình thức tổ chức: Cặp đôi
4. Năng lực: Hợp tác, Ngôn ngữ.
5. Phẩm chất: Trách nhiệm.
GV: Tổ chức cho HS liên hệ kiến thức thực tế để thảo luận trả lời câu hỏi 2 trong sách HDH :
+ Nêu các biện pháp bảo vệ đồ vật kim loại và lấy 2 ví dụ cụ thể.
+ Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống trang 22.
HS: Thảo luận nhóm trình bày
GV: Cho HS đọc thông tin trang 22 và trả lời câu hỏi:
+ Người ta chế tạo hợp kim nào ít bị ăn mòn?
+ Kể tên 1 số vật liệu bằng kim loại không hoặc ít bị ăn mòn, những vật liệu đó chứa kim loại nào?
HS: Thảo luận cặp đôi trình bày, nhóm khác bổ sung. B. Hoạt động hình thành kiến thức.
III. Bảo vệ các đồ vật bằng kim loại không bị ăn mòn.
1. Ngăn không cho tiếp xúa với môi trường
Để bảo vệ các đồ vật kim loại không bị ăn mòn: Sơn, mạ, bôi dầu mỡ lên kim loại. Để đồ vật nơi khô ráo, rửa sau khi dùng.
2. Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn.
- Hợp kim inox (Fe, Cr, Ni)
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
• Hoạt động 2: Luyên tập (20p)
1. Phương phá : Dạy học Nhóm
2. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ.
3. Hình thức tổ chức: Cá nhân, cặp đôi, toàn lớp.
4. Năng lực: Hợp tác, Ngôn ngữ, tính toán.
5. Phẩm chất: Trách nhiệm.
GV : Hướng dẫn HS HĐ cá nhân để hoàn thành các câu hỏi, bài tập trong sách HDH trang 57
Sau đó GV cho HS trao đổi theo cặp/nhóm để HS chia sẻ, bổ sung cho nhau về kết quả làm bài tập.
HĐ chung cả lớp : GV : mời đại diện một số cặp/nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung, GV giúp HS chuẩn hoá kiến thức
HS: Đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung C. Hoạt động luyện tập
Bài 2: Để ngăn cách kim loại với oxi và các chất khác trong không khí tránh bị ăn mòn.
- Sắt thép dùng trong xây dựng không bôi dầu mỡ do khi dùng trong xây dựng sắt thép sẽ được trộn với xi măng, cát tạo lớp bao bên ngoài bảo vệ.
Bài 3: HS trình bày.
Bài 4: C
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
GV: Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi
Câu 1: Nêu 2 ví dụ cụ thể mà bản thân em đã làm để bảo vệ đồ dùng bằng kim loại trong gia đình em.
Hướng dẫn :
 Bôi dầu mỡ lên đinh, chi tiết máy
 Để đồ vật nơi khô ráo, thường xuyên vệ lau chùi đồ vật bằng kim loại.
Câu 2: Biện pháp bảo vệ công trình tháp Eiffel không bị ăn mòn
Hướng dẫn:
 50 đến 60 tấn sơn đã được sử dụng mỗi năm để bảo vệ tháp không bị gỉ.
HS: Thảo luận và trình bày câu trả lời
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
GV: Nhắc nhở HS về nhà
 Học bài, chuẩn bị trước bài tiếp theo.
 Tìm hiểu tài liệu, internet ... và cho biết vỏ tầu biển bằng thép đã được bảo vệ như thế nào ? Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp về kết quả mình tìm được.

Xem thêm các bài Giáo án VNEN khoa học tự nhiên 9, hay khác:

Bộ Giáo án VNEN khoa học tự nhiên 9 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 9.

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.