Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
CHỦ ĐỀ 8: HIDROCACBON – NHIÊN LIỆU
Bài 32 : ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ
I. Mục tiêu
Sau khi học xong, HS có thể :
1. Kiến thức
+ Nêu được khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ.
+ Phân biệt được chất vô cơ và chất hữu cơ theo CTPT, phân loại chất hữu cơ theo 2 loại: hidrocacbon và dẫn xuất hidrocacbon.
+ Nêu được các đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ, CTCT hợp chất hữu cơ và ý nghĩa của nó.
2. Kĩ năng
+ Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận
+ Viết được một số CTCT mạch hở, mạch vòng của một số chất hữu cơ đơn giản (< 4C) khi biết CTPT.
+ Tính hàm lượng % các nguyên tố trong một hợp chất hữu cơ.
+ Lập được CTPT hợp chất hữu cơ dựa vào thành phần % các nguyên tố
3. Thái độ
+ Giáo dục lòng yêu thích môn học
4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất
+ Năng lực chung: hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo
+ Năng lực chuyên biệt: Ngôn ngữ, thực hành thí nghiệm, tính toán hóa học.
+ Phẩm chất: Chăm học, trách nhiệm
II. Chuẩn bị
GV:
+ Máy chiếu
+ Hóa chất: Nước vôi trong, bông.
+ Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ...
HS: Tìm hiểu trước bài học.
III. Tiến trình hoạt động tổ chức dạy và học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
GV: Gọi 1 HS trình bày
+ Trình bày một số hợp chất vô cơ của C
HS: Trình bày câu trả lời
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
A. HOẠT DỘNG KHỞI DỘNG
· Hoạt động 1: Khởi động (6p)
1. Phương pháp: Trò chơi
2. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ
3. Hình thức tổ chức: Nhóm.
4. Năng lực: Hợp tác, Ngôn ngữ.
5. Phẩm chất: Trách nhiệm.
GV: Cho 1 HS lên điều khiển phần khởi động “ Trò chơi nhìn hình đoán chất”
+ Kể tên các chất có trong thành phần
các thực phẩm, đồ dùng trong ảnh.
HS: Các đội chơi tham gia đoán.
Kết thúc người quản trò nhận xét đội chiến thắng.
GV: Nhận xét.
A. Hoạt động khởi động
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
· Hoạt động 2: Tìm hiểu hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ (33p)
1. Phương pháp: DH nhóm
2 . Kĩ thuật: Khăn trải bàn
3. Hình thức tổ chức: Nhóm
4. Năng lực: Hợp tác, Ngôn ngữ.
5. Phẩm chất: Trách nhiệm.
GV: Cho các nhóm tiến hành thí nghiệm như tài liệu hướng dẫn trang 4.
HS: Các nhóm tiến hành thí nghiệm, báo cáo kết quả.
+ Khí làm đục dd nước vôi trong là CO2
=> Khi đốt giấy, nến, dầu hỏa (Chứa HCHC).... cũng sinh ra khí CO2
=> Các HCHC trên đều có chứa C
Sau đó các nhóm thảo luận hoàn thành bài tập điền khuyết
GV: Phân tích thêm về HCHC và đặt câu hỏi:
+ Trong các HC sau hợp chất nào là hợp chất hữu cơ, giải thích?
Ca(HCO3)2, CH4, C2H6, C2H6O, Na2CO3, MgCO3, C2H4O2.
HS: Thảo luận theo hình thức khăn trải bàn để trả lời. Các nhóm nhận xét
GV: Chỉnh sửa nếu cần
GV: Tiếp tục cho HS làm việc cá nhân đọc thông tin mục 1 trang 5
HS: Thảo luận theo hình thức khăn trải bàn để hoàn thành câu hỏi:
+ Hóa học hữu cơ là gì?
+ Bao gồm các phân ngành nào?
GV: Cho HS đọc thông tin mục 2 trang 5
Thảo luận hãy phân chia các chất hữu cơ ở ví dụ trên theo thành phần phân tử.
HS: Trình bày. Các nhóm nhận xét.
GV: Kết luận.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ.
HCHC là hợp chất của C (trừ CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat kim loại...)
Hóa học hữu cơ là nghành khoa học nghiên cứu về HCHC và chuyển đổi của chúng.
2. Phân loại HCHC
Hợp chất hữu cơ gồm:
- Hidrocacbon: phân tử chỉ gồm C, H
- Dẫn xuất hidrocacabon: phân tử ngoài C, H còn có O, Cl...
4. Củng cố - Luyện tập (5p)
GV: Cho HS tóm tắt lại những nội dung đã học và đặt câu hỏi:
+ Kể tên 1 số chất hữu cơ trong thực phẩm mà em dùng hằng ngày.
HS: Trình bày câu trả lời
5. Tìm tòi và mở rộng (1p)
GV: Nhắc nhở HS về nhà
+ Tìm hiểu phần tiếp theo của bài học.