Giáo án VNEN Khoa học tự nhiên 9 bài 37: Ôn tập chủ đề 8. Hiđrocacbon. Nhiên liệu (T1)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN Khoa học tự nhiên 9 bài 37: Ôn tập chủ đề 8. Hiđrocacbon. Nhiên liệu (T1) Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 9. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
Bài 37: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 8: HIDROCACBON. NHIÊN LIỆU
I. Mục tiêu
Sau khi học xong, HS có thể:
1. Kiến thức
 Hệ thống hóa lại được CTCT, đặc điểm cấu tạo, tính chất hóa học (phản ứng đặc trưng), ứng dụng chính và cách điều chế của metan, etilen, axetilen, benzen;
 So sánh tính chất hóa học của các hidrocacon và giải thích được nguyên nhân của sự giống hay khác nhau đó;
 Nhắc lại được thành phần của khí thiên nhiên và khí mỏ dầu cũng như các sản phẩm chế biến từ nó; khái niệm và phân loại nhiên liệu.
2. Kĩ năng
 Rèn các kĩ năng viết và sử dụng kí hiệu, thuật ngữ hóa học, viết CTCT, PTHH của hợp chất hữu cơ.
3. Thái độ
 Giáo dục lòng yêu thích môn học, học tập tích cực.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
 Năng lực chung: Tư duy, tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng CNTT,
 Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học; Năng lực thực hành hoá học; Năng lực tính toán hóa học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
 Phẩm chất:
o Yêu quê hương đất nước; Nhân ái, khoan dung
o Trung thực, tự trọng, chí công vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Có trách nhiệm với bản thân.
II. Chuẩn bị
1. GV
 Đồ dùng: Bài giảng điện tử, bảng nhóm, bút dạ.
2. HS
 Nghiên cứu trước bài mới; chuẩn bị nội dung theo hướng dẫn từ tiết trước.
III. Phương pháp – Kĩ thuật dạy học
 Phương pháp: PP trò chơi, PP dạy học nhóm; PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình, PP thực hành thí nghiệm.
 Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT khăn trải bàn; KT động não; phòng tranh, …
IV. Tiến trình hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức (1p)
2. Kiểm tra bài cũ (không)
3. Bài mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt
A. HOẠT DỘNG KHỞI DỘNG
• Hoạt động 1: Khởi động (5p)
1. Phương pháp: DH nhóm, DH thông qua trò chơi
2. Kĩ thuật: Nhóm
3. Hình thức tổ chức: cặp đôi, nhóm
4. Năng lực: Tư duy, giao tiếp,
5. Phẩm chất: chăm học.
GV: Tổ chức cho HS chơi trò chơi giải ô chữ theo nội dung trong tài liệu:
- Lớp chia làm 2 đội chơi luân phiên lựa chọn từ hàng ngang, nếu không trả lời được trong vòng 10 giây thì mất lượt.
- Mỗi từ hàng ngang được 10 điểm, từ hàng dọc được 30 điểm, tổng là 100 điểm.
- Đội nào giành nhiều điểm hơn sẽ thắng.
- HS: Tham gia chơi trò chơi A. Hoạt động khởi động
Đáp án:
1. DỄ
2. TRÙNG HỢP
3. CHÁY
4. THẾ
5. KHÓ
6. CỘNG
7. KHÔNG TAN
HÀNG DỌC: DỄ THẾ KHÓ CỘNG – Tính chất của benzen.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (33p)
1. Phương pháp: DH nhóm
2. Kĩ thuật: nhóm, phòng tranh
3. Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm
4. Năng lực: Hợp tác, giao tiếp.
5. Phẩm chất: chăm học.
GV: Tổ chức dạy học theo kĩ thuật phòng tranh:
- HS sắp xếp lại nội dung đã chuẩn bị tổng hợp về hidrocacbon đã làm ở nhà.
- Tập hợp theo nhóm mới, mỗi nhóm có 1 thành viên từ nhóm cũ (chia lớp thành 2 khối, mỗi khối 3 - 4 nhóm, mỗi nhóm 4 HS)
- Báo cáo vòng tròn theo kĩ thuật phòng tranh:
Lượt 1: TCVL, cấu tạo
Lượt 2: TCHH
Lượt 3: Ứng dụng
Lượt 4: Trạng thái TN/ điều chế.
HS: Tham gia các hoạt động, đại diện mỗi nhóm trình bày câu trả lời.
GV: Nhận xét, đánh giá và tổng kết lại kiến thức B. Hoạt động hình thành kiến thức
- TCVL của các hidrocacbon ở thể khí là giống nhau.
- Đặc trưng của liên kết đơn C-H là PƯ thế
- Đặc trưng của liên kết bội C = C và C ≡ C là phản ứng cộng,
- Đặc trưng của vòng benzen là có cả PƯ cộng và thế nhưng thế dễ hơn hợp chất no, cộng khó hơn hợp chất không no.
4. Luyện tập – củng cố (5p)
GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập 1 trang 35 sách hướng dẫn học.
Bài 1:
a. Dùng dd nước vôi trong nhận biết CO2, dùng AgNO3/NH3 nhận biết C2H2 sau đó dùng dd Br2 nhận biết C2H4, còn lại là CH4.
b. Dùng dd nước vôi trong nhận biết SO2, sau đó dùng dd Br2 nhận biết C2H4, còn lại là CH4.
HS: Làm bài tập
5. Tìm tòi và mở rộng
GV: Nhắc nhở học sinh về nhà làm các bài tập còn lại mục III trang 35, sách HDH

Xem thêm các bài Giáo án VNEN khoa học tự nhiên 9, hay khác:

Bộ Giáo án VNEN khoa học tự nhiên 9 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 9.

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.