Giáo án VNEN Khoa học tự nhiên 9 bài 4: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn (T1)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN Khoa học tự nhiên 9 bài 4: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn (T1). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 9. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
Bài 4: SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI VÀ BẢO VỆ KIM LOẠI
KHÔNG BỊ ĂN MÒN
I. Mục tiêu
Sau khi học xong, học sinh có thể:
1. Kiến thức.
 Nêu được khái niệm về sự ăn mòn kim loại và một số yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại.
 Trình bày được biện pháp bảo vệ kim loại không bị ăn mòn và đề xuất cách bảo vệ một số đồ vật bằng kim loại trong gia đình.
2. Kỹ năng
 Xác định được hiện tượng ăn mòn trong thực tế.
 Biết liên hệ thực tế về các yếu tố ảnh hướng đến ăn mòn và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn
3. Kĩ năng
 Bảo vệ các đồ vật bằng kim loại
4. Định hướng phát triển năng lực – phẩm chất
 Năng lực chung: Năng lực hợp tác, thuyết trình.
 Năng lực chuyên biệt: Năng lực thực hành thí nghiệm, năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn.
 Phẩm chất: trách nhiệm, tự chủ.
II. Chuẩn bị
 GV: máy chiếu
 HS: chuẩn bị thí nghiệm như hình 4.2 trước 1 tuần.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy – học
1. Ổn định tổ chức (1p)
2. Kiểm tra bài cũ (5p)
GV đặt câu hỏi, gọi 1 HS trả lời:
+ Trình bày điểm giống và khác nhau giữa tính chất hóa học của Al và Fe.
HS: Trình bày câu trả lời
3. Bài mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt
A. HOẠT DỘNG KHỞI DỘNG.
• Hoạt động 1: Khởi động (10p)
1. Phương pháp: Dạy học Nhóm.
2. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, động não.
3. Hình thức tổ chức: Cặp đôi
4. Năng lực: Hợp tác, Ngôn ngữ.
5. Phẩm chất: Trách nhiệm.
GV: Yêu cầu HS quan sát hình ảnh các đồ vật (máy cày, cánh cửa, cây cầu) bị gỉ khi sử dụng lâu ngày.
GV đặt câu hỏi: Cho biết những đồ vật đó chứa kim loại nào ? Lớp màu nâu trên các đồ vật đó gọi là gì ? Lớp màu nâu có chứa chất gì ?
GV: Tổ chức cho các nhóm HS thảo luận để trả lời câu hỏi.
GV: yêu cầu đại diện 1 nhóm lên báo cáo kết quả và các nhóm khác lưu ý bổ sung.
HS: Đại diện các nhóm trả lời :
+ Những đồ vật đó chứa kim loại sắt. Lớp màu nâu gọi là gỉ sắt chứa thành phần chủ yếu là Fe2O3 (thực tế là Fe2O3.n H2O).
Từ đó làm nảy sinh vấn đề HS cần giải quyết:
+ Tại sao các đồ vật này lại bị gỉ ? tác hại? Hiện tượng đó gọi là gì ? A. Hoạt động khởi động.
B. HOẠT DỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
• Hoạt động 2: Tìm hiểu sự ăn mòn kim loại (24p)
1. Phương pháp: Dạy học Nhóm, thực hành.
2. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ.
3. Hình thức tổ chức: Cặp đôi
4. Năng lực: Hợp tác, Ngôn ngữ.
5. Phẩm chất: Trách nhiệm.
GV: Tổ chức cho HS tổng hợp thông tin trong HDH trang 20 kết hợp với hiểu biết ban đầu của HS để trả lời câu hỏi:
+ Ăn mòn kim loại là gì ?
HS: Các cặp đôi báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Cho HS thực hiện trước các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm trước bài dạy 1 tuần.
- Tổ chức cho HS/nhóm HS hoàn thành thông tin trong bảng 1: B. Hoạt động hình thành kiến thức.
I. Thế nào là sự ăn mòn kim loại?
Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường.
II. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại.
1. Ảnh hưởng của các chất trong môi trường.
Bảng 1 :
STT Đinh sắt bị ăn mòn Mức độ ăn mòn
Có Không Nhiều Ít
Ống 1 X
Ống 2 X X
Ống 3 X X
Ống 4 X

Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt
HS: Hoàn thành bảng
GV đặt câu hỏi: Tại sao ống nghiệm 1 lại cho bột CaO và đậy kín ? Tại sao ống nghiệm 4 cho nước cất và dầu ăn ? Lớp dầu ăn nằm ở vị trí nào trong ống nghiệm ?
(Đặc điểm môi trường bên trong các ống nghiệm)
Từ bảng thông tin trên hướng dẫn cho HS rút ra kết luận: Môi trường như thế nào thì các kim loại dễ bị ăn mòn?
HS: Thảo luận nhóm rút ra kết luận Sự ăn mòn kim loại không xảy ra hoặc xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào thành phần của môi trường mà nó tiếp xúc.

GV: Tổ chức cho các nhóm HS thực hiện các thí nghiệm, hướng dẫn HS quan sát hiện tượng và so sánh tốc độ thoát khí ở 2 ống nghiệm.
+ Thí nghiệm : Lấy 2 ống nghiệm, mỗi ống chứa 5 ml dung dịch HCl loãng. Cho 2 đinh sắt vào 2 ống nghiệm. Đun nóng ống 1, ống 2 để nguyên.
GV: Hướng dẫn HS điền thông tin trong bảng 2.
Từ thí nghiệm rút ra kết luận ảnh hưởng của nhiệt độ đến ăn mòn kim loại
HS: Rút ra nhận xét 2. Ảnh hưởng của nhiệt độ
Nhiệt độ càng cao thì ăn mòn kim loại xảy ra càng nhanh.
Bảng 2:
STT Hiện tượng
Ống nghiệm 1 Đinh sắt tan dần, có bọt khí không màu thoát ra nhanh và nhiều hơn trong ống nghiệm thứ nhất.
Ống nghiệm 2 Đinh sắt tan dần, có bọt khí không màu thoát ra trong ống nghiệm.
So sánh Nhấc đinh sắt ra khỏi 2 ống nghiệm. Đinh sắt bị ăn mòn nhanh hơn ở ống 2 .Điều này có nghĩa là khi tăng nhiệt độ, sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hơn
C. LUYỆN TẬP
GV: Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi
Sự ăn mòn kim loại là hiện tượng vật lí hay hóa học? lấy ví dụ chứng minh.
Bài làm:
Sự ăn mòn kim loại là hiện tượng hóa học. Bởi vì có chất mới được sinh ra
3Fe + 2O2 → Fe3O4
HS: Trình bày câu trả lời
D. VẬN DỤNG
GV: Hướng dẫn HS về nhà trả lời câu hỏi
 Có nên dùng xô, chậu bằng nhôm đựng vôi không ?
 Tại sao bề mặt các đồ vật bằng đồng thường chuyển một phần thành màu xanh khi để lâu trong không khí ẩm ?
E. TÌM TÒI MỞ RỘNG
GV: Nhắc nhở HS về nhà
 Học bài
 Tìm hiểu quy trình bảo vệ một số máy móc bằng kim loại trong thực tế.

Xem thêm các bài Giáo án VNEN khoa học tự nhiên 9, hay khác:

Bộ Giáo án VNEN khoa học tự nhiên 9 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 9.

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.