Giải vở BT vật lí 8 bài: Áp suất khí quyển

Hướng dẫn giải vở BT vật lí lớp 8 bài: Áp suất khí quyển. Ngoài việc cung cấp kiến thức và hướng dẫn giải bài tập trong sgk. ConKec sẽ hướng dẫn các bạn học sinh giải các bài tập trong vở BT. Hi vọng các bạn sẽ nắm được bài tốt hơn.

A. Học theo sgk

I.SỰ TỒN TẠI CỦA ÁP SUẤT KHÍ QUYỀN

1. Thí nghiệm 1

C1. Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, hộp bị bẹp theo nhiều phía vì khi hút bớt không khí như vậy thì áp suất không khí bên trong hộp sữa sẽ nhỏ hơn áp suất bên ngoài. Khi đó vỏ hộp chịu tác dụng của áp suất không khí tác dụng từ bên ngoài vào làm cho nó bị bẹp đi theo mọi phía.

2. Thí nghiệm 2

C2. Cắm một ống thủy tinh ngập trong nước, rồi lấy ngón tay bịt kín đầu phía trên và kéo ống ra khỏi nước. Nước không chảy ra khỏi ống, vì áp lực của không khí tác dụng vào nước từ phía dưới lên lớn hơn trọng lượng của cột nước.

C3. Khi bỏ ngón tay bịt đầu trên của ống thì phần không khí phía trên cột nước trong ống thông với khí quyển, áp suất khí trong ống cộng với áp suất cột nước sẽ lớn hơn áp suất khí quyển làm cho nước chảy ra khỏi ống.

3. Thí nghiệm 3

C4. Hai đàn ngựa không kéo được hai bán cầu đã hút hết không khí bên trong vì: Rút hết không khí bên trong quả cầu ra thì áp suất không khí bên trong quả cầu không còn, khi đó vỏ quả cầu chịu tác dụng của áp suất khí quyển từ mọi phía làm cho hai bán cầu ép chặt vào nhau. Chính vì vậy mà lực của hai đàn ngựa, mỗi đàn 8 con vẫn không kéo được hai bán cầu rời ra.

II. ĐỘ LỚN CỦA ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN

1. Thí nghiệm Tô-ri-xen-li

2. Độ lớn của áp suất khí quyển

C5. Trong thí nghiệm Tô-ri-xen-li (hình 9.5 SGK), áp suất tác dụng lên A (ngoài ống) và áp suất tác dụng lên B (trong ống) bằng nhau vì hai điểm A và B cùng nằm trên một mặt phẳng ngang trên mặt chất lỏng.

C6. Áp suất tác dụng lên A là áp suất khí quyển.

Áp suất tác dụng lên B là áp suất gây bởi trọng lượng của cột thủy ngân cao 76 cm trong ống.

C7. Áp suất tại B là: p = h.d = 0,76.136000 = 103360$N/m^{2}$.

Suy ra độ lớn áp suất khí quyển là 103360$N/m^{2}$ (vì áp suất khí quyển gây ra tại A bằng áp suất gây bởi trọng lượng của cột thủy ngân cao 76cm trong ống).

III.VẬN DỤNG

C8. Khi lộn ngược một cốc nước đầy đậy kín bằng một tờ giấy không thấm nước thì nước không chảy ra ngoài vì áp lực tạo bởi áp suất khí quyển tác dụng lên tờ giấy từ phía dưới lên lớn hơn trọng lượng của phần nước trong cốc nên nước không chảy ra ngoài.

C9.

 - Trên nắp các bình nước lọc thường có một lỗ nhỏ thông với khí quyển để lấy nước dễ dàng hơn.

- Các bình pha trà thường có một lỗ nhỏ trên nắp để thông với khí quyển, như thế sẽ rót nước dễ hơn.

C10. Nói áp suất khí quyển bằng 76 cmHg có nghĩa là áp suất khí quyển bằng áp suất gây bởi trọng lượng của một cột thủy ngân cao 76 cm.

Tính áp suất này ra $N/m^{2}$: p = 76cmHg = h.d = 0,76.136000 = 103360$N/m^{2}$.

C11. Trong thí nghiệm của Tô-ri-xen-li, giả sử không dùng thủy ngân mà dùng nước thì cột nước trong ống có độ cao h thỏa mãn công thức sau:

p = h.d $\Rightarrow h = \frac{p}{d}=\frac{103360}{10000}=10,336$m

Ống Tô-ri-xen-li phải dài ít nhất là 10,336 m.

C12. Không thể tính trực tiếp áp suất khí quyển bằng công thức p = d.h vì: độ cao của cột khí quyển không thể xác định chính xác, mặt khác trọng lượng riêng của khí quyển thay đổi nên không thể tính trực tiếp áp suất khí quyển bằng công thức p = d.h .

Ghi nhớ:

- Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương.

- Áp suất khí quyến bằng áp suất của cột thủy ngân trong ống Tô-ri-xen-li cao 76 cm, do đó người ta thường dùng mmHg làm đơn vị do áp suất khí quyển.

B. Bài tập & Lời giải

1. Bài tập trong SBT

9.2. Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra?

A. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào trong nước nóng sẽ phồng lên như cũ.

B. Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ.

C. Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệng.

D. Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng bay sẽ phồng lên.

9.4. Lúc đầu để một ống Tô-ri-xen-li thẳng đứng và sau đó để nghiêng (h.9.1). Ta thấy chiều dài của cột thủy ngân thay đổi còn chiều cao không thay đổi. Hãy giải thích.

 

9.5. Một căn phòng rộng 4m, dài 6m, cao 3m.

a, Tính khối lượng của không khí chứa trong phòng. Biết khối lượng riêng của không khí là 1,29 $kg/m^{3}$.

b) Tính trọng lượng của không khí trong phòng.

Xem lời giải

2. Bài tập bổ sung

9.a. Long tiến hành thí nghiệm Tô-ri-xe-li ở chân núi và đo được áp suất khí quyển là 76cmHg. Hỏi khi Long leo lên đỉnh núi cao bao nhiêu met thì áp suất khí quyển là 72,4cmHg ? Biết rằng cứ lên cao 12m thì chiều cao của thủy ngân trong ống giảm 1mm. Chọn đáp án đúng.

A. 432m.

B. 435m.

C. 430m.

D. 440m.

9.b. Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn sau: Trong thí nghiệm Tô-ri-xe-li, nếu không dùng thủy ngân mà dùng nước thì chiều cao cột nước ............... chiều cao cột thủy ngân vì trọng lượng riêng của nước .............. trọng lượng riêng của thủy ngân.

9.c. Lần lượt dùng thủy ngân, nước và rượu để tiến hành thí nghiệm Tô-ri-xe-li không cần tính toán hãy so sánh chiều cao cột chất lỏng trong các ống Tô-ri-xe-li.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải vở BT vật lí 8, hay khác:

Xem thêm các bài Giải vở BT vật lí 8 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.