A. Học theo SGK
II. Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng
C1. Quả bóng tương tự với hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Brao.
C2. Các học sinh tương tự với những phân tử nước trong thí nghiệm của Brao.
C3. Các phân tử nước có thể làm cho các hạt phấn hoa chuyển động vì do các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động hỗn độn không ngừng. Trong khi chuyển động, các phân tử nước va chạm vào các hạt phấn hoa từ nhiều phía, các va chạm này không cân bằng, làm cho các hạt phấn hoa cũng chuyền động hỗn độn không ngừng.
IV. Vận dụng
C4. Nước và đồng sunphát hòa lẫn được với nhau vì các phân tử nước và đồng sun phát đều chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía, các phân tử đồng sun phát có thể chuyển động lên trên, xen vào khoảng cách giữa những phân tử nước và ngược lại các phân tử nước có thể chuyển động xuống dưới xen vào giữa khoảng cách của các phân tử đồng.
C5. Trong nước hồ, ao, sông, biển lại có không khí mặc dù không khí nhẹ hơn nước rất nhiều vì các phân tử không khí có thể nằm giữa khoảng cách của các phân tử nước. Đồng thời các phân tử không khí và các phân tử nước luôn chuyển động không ngừng nên dù nhẹ hơn, các phân tử không khí cũng không ‘nổi lên’ và thoát ra khỏi nước.
C6. Hiện tượng khuếch tán sẽ xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ vì khi tăng nhiệt độ thì các phần tử, nguyên tử chuyển động nhanh hơn, chúng tự hòa trộn với nhau nhanh hơn.
C7. Bỏ vài hạt thuốc tím vào một cốc đựng nước lạnh và một cốc đựng nước nóng ta thấy thuốc tím trong cốc nước nóng sẽ hòa tan nhanh hơn.
Giải thích: Vì trong cốc nước nóng, nhiệt độ cao hơn nên các phân tử nước và các phân tử thuốc tím chuyển động hỗn độn nhanh hơn. Kết quả là hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn.
Ghi nhớ:
- Các nguyên tử, phân tử chuyển động không dừng.
- Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cầu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
B. Bài tập & Lời giải
1. Bài tập trong SBT
20.1. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải do chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử gây ra?
A. Sự khuếch tán của đồng sunfat vào nước.
B. quả bóng bay dù được buộc thật chặt vẫn xẹp dần theo thời gian.
C. Sự tạo thành gió.
D. Đường tan vào nước.
20.2. Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên? Hãy chọn câu trả lời đúng:
A. Khối lượng của vật
B. Trọng lượng của vật
C. Cả khối lượng lần trọng lượng của vật.
D. Nhiệt độ của vật.
20.3. Tại sao đường tan vào nước nóng nhanh hơn tan vào nước lạnh?
20.4. Mở lọ nước hoa trong lớp học. Sau vài giây cả lớp đều ngửi thấy mùi nước hoa. Hãy giải thích tại sao?
20.5. Nhỏ một giọt mực vào một cốc nước. Dù không khuấy cũng chỉ sau một thời gian ngắn toàn bộ nước trong cốc đã có màu mực. Tại sao? Nếu tăng nhiệt độ của nước thì hiện tượng trên xảy ra nhanh lên hay chậm đi? Tại sao?
Xem lời giải
2. Bài tập bổ sung
20.a. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật thay đổi thì đại lượng nào sau đây của vật thay đổi?
A. Chỉ có nhiệt độ thay đổi.
B. Chỉ có thể tích thay đổi.
C. Cả nhiệt độ và thể tích đều thay đổi.
D. Cả nhiệt độ, thể tích và khối lượng đều thay đổi.
20.b. Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật?
A. Chuyển động không ngừng.
B. Giữa chúng có khoảng cách.
C. Nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
D. Khi nhiệt độ thay đổi thì chuyển động thay đổi.
20.c. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chậm đi thì:
A. Khối lượng riêng của vật giảm đi.
B. Khối lượng riêng của vật tăng lên.
C. Khối lượng riêng của vật không thay đổi.
D. Cả ba phương án trên đều không đúng.
20.d. Ở nhiệt độ trong lớp học, các phân tử khí chuyển động với vận tốc vào khoảng 2000m/s. Tại sao khi mở nút một lọ nước hoa ở đầu lớp thì phải sau vài giây ở cuối lớp mới ngửi thấy mùi nước hoa?
20.đ. Tại sao khi đun nóng chất khí đựng trong một bình kín thì áp suất của khí tác dụng lên thành bình lại tăng?