Giải vở BT vật lí 8 bài: Câu hỏi và bài tập tổng kết chương II: Nhiệt học

Hướng dẫn giải vở BT vật lí lớp 8 bài: Câu hỏi và bài tập tổng kết chương II: Nhiệt học. Ngoài việc cung cấp kiến thức và hướng dẫn giải bài tập trong sgk. ConKec sẽ hướng dẫn các bạn học sinh giải các bài tập trong vở BT. Hi vọng các bạn sẽ nắm được bài tốt hơn.

A - ÔN TẬP

Trước khi trả lời các câu hỏi trong phần ôn tập cần:

- Đọc lại tất cả các bài học trong chương II (từ bài 19 đến bài 28).

- Học thuộc phần ghi nhớ của tất cả các bài trên.

Trả lời các câu hỏi trong phần ôn tập.

1. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.

2. - Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.

- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

3. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

4. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Nhiệt độ càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh vì nhiệt năng của vật lớn.

5. - Có hai cách làm thay đổi nhiệt năng là thực hiện công và truyền nhiệt.

Ví dụ:

- Thực hiện công: dùng búa đập lên 1 thanh sắt.

- Truyền nhiệt: đem thanh sắt bỏ vào lửa.

6. 

7. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi. Vì số đo nhiệt lượng là nhiệt năng có đơn vị là Jun nên nhiệt lượng có đơn vị là Jun.

8. Có nghĩa là: muốn cho 1kg nước nóng lên thêm 1$^{\circ}$C cần cung cấp một nhiệt lượng là 4200J.

9. Công thức: Q = m.c.Δt.

Trong đó:

Q: nhiệt lượng (J).

m: khối lượng (kg).

c: nhiệt lượng riêng (J/kg.độ).

Δt: Độ tăng hoặc giảm nhiệt độ ($^{\circ}$C).

10. Khi có hai vật trao đổi nhiệt với nhau thì:

    - Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn cho tới khi nhiệt độ hai vật cân bằng nhau.

    - Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.

Nội dung thứ hai thể hiện sự bảo toàn năng lượng.

11. Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu là đại lượng cho biết nhiệt lượng tỏa ra khi 1kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn.

Nói năng suất tỏa nhiệt của than đá là 27.$10^{6}$ J/kg có nghĩa là 1kg than đá khi bị đốt cháy hoàn toàn sẽ tỏa ra một nhiệt lượng bằng 27.$10^{6}$ J.

12. 

- Truyền cơ năng từ vật này sang vật khác: ném một vật lên cao.

- Truyền nhiệt năng từ vật này sang vật khác: thả một miếng nhôm nóng vào cốc nước lạnh.

- Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng: dùng búa đập nhiều lần vào thanh đồng làm thanh đồng nóng lên.

- Nhiệt năng chuyển hóa thành cơ năng: Cho than vào lò nấu sao đó than cháy và tao ra 1 lượng nhiệt lớn làm tăng áp suất của cơ đẩy bánh tàu hỏa nên làm cơ đẩy tàu chuyển động làm cho bánh tàu quay.

13. $H=\frac{A}{Q}$

H: Hiệu suất của động cơ nhiệt.

A: Công có ích mà động cơ nhiệt thực hiện (J).

Q: Nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra (J).

B - VẬN DỤNG

I - KHOANH TRÒN CHỮ ĐỨNG TRƯỚC CÂU MÀ EM CHO LÀ ĐÚNG

1. Chọn đáp án B.

Vì các nguyên tử, phân tử chuyển động không dừng. Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cầu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

2. Chọn đáp án B.

Nhiệt năng của vật là nhiệt lượng vật thu vào hoặc tỏa ra.

3. Chọn đáp án D.

Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt có thể xảy ra ở cả chất lỏng, chất rắn, chất khí.

4. Chọn đáp án C.

Đối lưu là hình thức truyền nhiệt có thể xảy ra ở chất khí và chất lỏng.

5. Chọn đáp án C.

Bức xạ nhiệt.

II - TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Có hiện tượng khuếch tán là do các phân tử, nguyên tử có khoảng cách và chứng luôn chuyển động hỗn độn không ngừng.

Khi nhiệt độ giảm, hiện tượng khuếch tán xảy ra chậm đi.

2. Vì các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật luôn chuyển động hỗn độn không ngừng nên vật luôn có nhiệt năng.

3. Không thể nói là miếng đồng đã nhận được nhiệt lượng vì trong trường hợp này hình thức truyền nhiệt là bằng cách thực hiện công.

4. Trong hiện tượng này nhiệt năng của nước thay đổi bằng cách truyền nhiệt.

Đã có sự chuyển hóa nhiệt năng thành cơ năng.

III - GIẢI BÀI TẬP

1. Tóm tắt:

khối lượng ấm = $m_{1}$ = 0,5 kg; $c_{1}$ = 880 J/kg.K; $t_{1}$ = 20$^{\circ}$C;

khối lượng nước = $m_{2}$ = 2 kg; $c_{2}$ = 4200 J/kg.K; $t_{2} = t{1}$ = 20$^{\circ}$C;

Q ích = 30%.$Q_{d}$; t = 100$^{\circ}$C;

khối lượng dầu = m = ?

Lời giải:

- Nhiệt lượng do nước thu vào là:

$Q_{2} = m_{2}.c_{2}.(t - t_{2})$ = 2.4200(100 - 20) = 672000J.

- Nhiệt lượng do ấm thu vào là:

$Q_{1} = m_{1}.c_{1}.(t - t_{1})$ = 0,5.880.(100 - 20) = 35200J.

- Nhiệt lượng do dầu tỏa ra: $Q_{d}$ = q.m

Vì chỉ có 30 % nhiệt lượng do dầu bị đốt chảy tỏa ra làm nóng ấm và nước đun trong ấm nên ta có:

$\frac{30}{100}.Q_{d}=Q_{1}+Q_{2}$

$\Rightarrow Q_{d}=\frac{Q_{1}+Q_{2}}{30}.100=\frac{35200+672000}{30}.100=2357333,33$J

Khối lượng dầu cần dùng là:

m=$\frac{Q_{d}}{q}=\frac{2357333,33}{4,6.10^{7}}$=0,0512kg

2. Tóm tắt:

S = 100 km = 100000 m; F = 1400 N.

m = 8 kg; qxăng = q = 4,6.$10^{6}$ J/kg.

Hiệu suất H = ?

Lời giải:

Công ô tô thực hiện là:

A = F.S = 1400.100000 = 14.$10^{7}$ J.

Nhiệt lượng do nhiên liệu cháy tỏa ra là:

Q = m.q = 8.4,6.$10^{7}$ = 36,8.$10^{7}$ J.

Hiệu suất của ô tô là:

$H=\frac{A}{Q}$.100%=$\frac{14.10^{7}}{36,8.10^{7}}$%.100%=38,04%

Xem thêm các bài Giải vở BT vật lí 8, hay khác:

Xem thêm các bài Giải vở BT vật lí 8 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.