A. Tổng hợp lý thuyết
Quy tắc
- Muốn nhân một đa thức với một đa thức , ta nhânmỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các tích với nhau .
Chú ý :
- Tích của hai đa thức là một đa thức .
Ví dụ :
Nhân hai đa thức sau :
$(x-1)(x^{2}+3x-6)=x(x^{2}+3x-6)+(-1).x^{2}+3x-6$
= $x.x^{2}+3x.x-6x-x^{2}+(-1).3x+6$
= $x^{3}+2x^{2}-9x+6$
Vậy $(x-1)(x^{2}+3x-6) = x^{3}+2x^{2}-9x+6$ .
B. Bài tập & Lời giải
Câu 7: Trang 8 - sgk toán 8 tập 1
Làm tính nhân :
a. $(x^{2}-2x+1)(x-1)$
b. $(x^{3}-2x^{2}+x-1)(5-x)$
Xem lời giải
Câu 8: Trang 8 - sgk toán 8 tập 1
Làm tính nhân :
a. $(x^{2}y^{2}-\frac{1}{2}xy+2y)(x-2y)$
b. $(x^{2}-xy+y^{2})(x+y)$
Xem lời giải
Câu 10: Trang 8 - sgk toán 8 tập 1
Thực hiện phép tính :
a. $(x^{2}-2x+3)(\frac{1}{2}x-5)$
b. $(x^{2}-2xy+y^{2})(x-y)$
Xem lời giải
Câu 11: Trang 8 - sgk toán 8 tập 1
Chứng minh rằng giá trị của biểu thức sau không phụ thuộc vào giá trị của biến :
$(x-5)(2x+3)-2x(x-3)+x+7$
Xem lời giải
Câu 12: Trang 12 - sgk toán 8 tập 1
Tính giá trị biểu thức $(x^{2}– 5)(x + 3) + (x + 4)(x – x^{2})$ trong mỗi trường hợp sau :
a. x = 0
b. x = 15
c. x = -15
d. x = 0,15.
Xem lời giải
Câu 14: Trang 9 - sgk toán 8 tập 1
Tìm ba số tự nhiên chẵn liên tiếp, biết tích của hai số sau lớn hơn tích của hai số đầu là 192.
Xem lời giải
Câu 15: Trang 9 - sgk toán 8 tập 1
Làm tính nhân :
a. $(\frac{1}{2}x+y)(\frac{1}{2}x+y)$
b. $(x-\frac{1}{2}y)(x-\frac{1}{2}y)$