A. Tổng hợp lý thuyết
Với A , B là các biểu thức tùy ý , ta có :
4. Lập phương của một tổng
- $(A+B)^{3}=A^{3}+3A^{2}B+3AB^{2}+B^{3}$
5. Lập phương của một hiệu
- $(A-B)^{3}=A^{3}-3A^{2}B+3AB^{2}-B^{3}$
Ví dụ minh họa :
Tính : $(x+2)^{3}$
Hướng dẫn giải :
Áp dụng các hằng đẳng thức đã học , ta có :
$(x+2)^{3}=x^{3}+3.x^{2}.2+3.x.2^{2}+2^{3}=x^{3}+6x^{2}+12x+8$
Vậy $(x+2)^{3}=x^{3}+6x^{2}+12x+8$ .
B. Bài tập & Lời giải
Câu 27: Trang 14 - sgk toán 8 tập 1
Viết các biểu thức sau dưới dạng lập phương của một tổng hoặc một hiệu :
a. $-x^{3}+3x^{2}-3x+1$
b. $8-12x+6x^{2}-x^{3}$
Xem lời giải
Câu 28: Trang 14 - sgk toán 8 tập 1
Tính giá trị của biểu thức :
a. $x^{3}+12x^{2}+48x+64$ tại x = 6.
b. $x^{3}-6x^{2}+12x-8$ tại x = 22.