Nội dung bài viết gồm 2 phần:
Ôn tập lý thuyết
Hướng dẫn giải bài tập sgk
A. Tóm tắt lý thuyết
I. Giới hạn hữu hạn của dãy số
1. Định nghĩa
ĐỊNH NGHĨA 1
Ta nói dãy số $(u_{n})$ có giới hạn là 0 khi n dần tới dương vô cực, nếu $\left | u_{n} \right |$có thể nhỏ hơn một số dương bé tùy ý, kể từ một số hạng nào đó trở đi.
Kí hiệu: \(\underset{n\rightarrow +\infty }{lim }u_{n} = 0\)hay $u_{n}\rightarrow 0$khi $n\rightarrow +\infty $
ĐỊNH NGHĨA 2
Ta nói dãy số $(v_{n})$có giới hạn là số a (hay $v_{n}$dần tới a ) khi $n\rightarrow +\infty $, nếu \(\underset{n\rightarrow +\infty }{lim }(v_{n} -a)= 0\)
Kí hiệu: \(\underset{n\rightarrow +\infty }{lim }v_{n} = a\)hay $v_{n}\rightarrow a$khi $n\rightarrow +\infty $
2. Một số giới hạn đặc biệt
Từ định nghĩa ta suy ra các kết quả sau:
a. \(\underset{n\rightarrow +\infty }{lim }\frac{1}{n} = 0\); \(\underset{n\rightarrow +\infty }{lim }\frac{1}{n^{k}} = 0\)với k nguyên dương;
b. \(\underset{n\rightarrow +\infty }{lim }q^{n} = 0\)nếu $\left | q \right |<1$;
c. Nếu $u_{n}=c$(c là hằng số) thì \(\underset{n\rightarrow +\infty }{lim }u_{n} = \underset{n\rightarrow +\infty }{lim }c=c\)
CHÚ Ý:
Từ nay về sau thay cho \(\underset{n\rightarrow +\infty }{lim }u_{n}=a\)ta viết tắt là \(\lim u_{n}=a\)
II. Định lý về giới hạn hữu hạn
ĐỊNH LÝ 1:
a. Nếu \(lim u_{n}=a\)và \(lim v_{n}=b\)thì:
|
|
|
|
b. Nếu $u_{n}\geq 0$với mọi n và $lim u_{n}=a$thì:
$a\geq 0$và $lim \sqrt{u_{n}}=\sqrt{a}$
III. Tổng của cấp số nhân lùi vô hạn
- Cấp số nhân vô hạn $(u_{n})$có công bội q, với |q|<1 được gọi là cấp số nhân lùi vô hạn.
- Cho cấp số nhân lùi vô hạn $(u_{n})$có công bội q. Khi đó:
$S_{n}=u_{1}+u_{2}+u_{3}+...+u_{n}=\frac{u_{1}(1-q^{n}}{1-q}=\frac{u_{1}}{1-q}-\left ( \frac{u_{1}}{1-q} \right ).q^{n}$
Vì |q|<1 nên $lim q^{n}=0$. Từ đó ta có:
$lim S_{n}=lim \left [ \frac{u_{1}}{1-q}-\left ( \frac{u_{1}}{1-q} \right ).q^{n} \right ]=\frac{u_{1}}{1-q}$
Giới hạn này được gọi là tổng của cấp số nhân lùi cô hạn $(u_{n})$ và được kí hiệu là $S=u_{1}+u_{2}+u_{3}+...+u_{n}+....$
Như vậy: $S=\frac{u_{1}}{1-q}; |q|<1$
IV. Giới hạn vô cực
1. Định nghĩa
- Ta nói dãy số $(u_{n})$có giới hạn \(+\infty \)khi \(n \rightarrow +\infty \), nếu \(u_{n}\)có thể lớn hơn một số dương bất kì, kể từ một số hạng nào đó trở đi.
Kí hiệu: \(lim u_{n}=+ \infty \)hay \(u_{n} \rightarrow +\infty\) khi \(n\rightarrow +\infty \)
- Dãy số \((u_{n})\)được gọi là có giới hạn \(- \infty \) khi \(n\rightarrow + \infty \)nếu \(lim (-u_{n})= + \infty \)
Kí hiệu: \(lim u_{n}= - \infty \)hay \(u_{n} \rightarrow -\infty\) khi \(n \rightarrow +\infty \)
Nhận xét: \(lim u_{n}=+\infty \Leftrightarrow lim (-u_{n})=-\infty \)
2. Một vài giới hạn đặc biệt
Ta thừa nhận các kết quả sau:
a. $lim n^{k}=+\infty $với k nguyên dương
b. $lim q^{n}=+\infty $nếu $q>1$
3. Định lý
Ta thừa nhận định lý sau:
ĐỊNH LÝ 2
a. Nếu \(lim u_{n}=a\)và \(lim v_{n}=\pm \infty \)thì \(lim \frac{u_{n}}{v_{n}}=0\)
b. Nếu \(lim u_{n}=a>0, lim v_{n}=0\)và \(v_{n}>0\)với mọi n thì $lim \frac{u_{n}}{v_{n}}=+\infty $
c. Nếu \(lim u_{n}=+\infty \)và \(lim v_{n}=a>0\)thì \(lim u_{n}.v_{n}=+\infty \)
B. Bài tập & Lời giải
Câu 1: trang 121 sgk toán Đại số và giải tích 11
Có 1 kg chất phóng xạ độc hại. Biết rằng, cứ sau một khoảng thời gian T = 24 000 năm thì một nửa số chất phóng xạ này bị phân rã thành chất khác không độc hại đối với sức khỏe của con người (T được gọi là chu kì bán rã).
Gọi \((u_n)\) là khối lượng chất phóng xạ còn sót lại sau chu kì thứ n.
a) Tìm số hạng tổng quát \(u_n\) của dãy số \((u_n)\).
b) Chứng minh rằng \((u_n)\) có giới hạn là 0.
c) Từ kết quả câu b, chứng tỏ rằng sau một số năm nào đó khối lượng chất phóng xạ đã cho ban đầu không còn độc hại đối với con người, cho biết chất phóng xạ này sẽ không độc hại nữa nếu khối lượng chất phóng xạ còn lại bé hơn \(10^{-6}g\).
Xem lời giải
Câu 2: trang 121 sgk toán Đại số và giải tích 11
Biết dãy số \((u_n)\) thỏa mãn \(|u_n-1| < \frac{1}{n^{3}}\) với mọi n. Chứng minh rằng \(\lim u_n=1\).
Xem lời giải
Câu 3: trang 121 sgk toán Đại số và giải tích 11
Tìm giới hạn sau:
a) \(\lim \frac{6n - 1}{3n +2}\)
b) \(\lim \frac{3n^{2}+n-5}{2n^{2}+1}\)
c) \(\lim \frac{3^{n}+5.4^{n}}{4^{n}+2^{n}}\)
d) \(\lim\frac{\sqrt{9n^{2}-n+1}}{4n -2}\)
Xem lời giải
Câu 4: trang 122 sgk toán Đại số và giải tích 11
Để trang hoàng cho căn hộ của mình, chú chuột Mickey quyết định tô màu một miếng bìa hình vuông cạnh bằng \(1\). Nó tô màu xám các hình vuông nhỏ được đánh dấu \(1, 2, 3, ..., n, ...\) trong đó cạnh của hình vuông kế tiếp bằng một nửa cạnh hình vuông trước đó (h.51)
Giả sử quy trình tô màu của Mickey có thể tiến ra vô hạn.
a) Gọi \(u_n\) là diện tích của hình vuông màu xám thứ \(n\). Tính \(u_1, u_2, u_3\) và \(u_n\).
b) Tính \(\lim S_n\) với \(S_n= {u_{1}} + {u_{2}} + {u_{3}} + ... + {u_{n}}\)
Xem lời giải
Câu 5: trang 122 sgk toán Đại số và giải tích 11
Tính tổng \(S = -1 + \frac{1}{10}- \frac{1}{10^{2}} + ... + \frac{(-1)^{n}}{10^{n-1}}+ ...\)
Xem lời giải
Câu 6: trang 122 sgk toán Đại số và giải tích 11
Cho số thập phân vô hạn tuần hoàn a = 1, 020 020 ... (chu kì là 02). Hãy viết a dưới dạng một phân số.
Xem lời giải
Câu 7: trang 122 sgk toán Đại số và giải tích 11
Tính các giới hạn sau:
a) \(\lim({n^3} + 2{n^2}-n + 1)\);
b) \(\lim( - {n^2} + 5n-2)\);
c) \(\lim (\sqrt{n^{2}-n}- n)\);
d) \(\lim (\sqrt{n^{2}-n} + n)\).
Xem lời giải
Câu 8: trang 122 sgk toán Đại số và giải tích 11
Cho hai dãy số \((u_n)\) và \((v_n)\). Biết \(\lim u_n= 3; \lim v_n= +\infty \).
Tính các giới hạn:
a) \(\lim \frac{3u_{n}-1}{u_{n}+ 1};\)
b) \(\lim \frac{v_{n}+ 2}{v^{2}_{n}-1}\).