Giải bài 1: Định nghĩa và ý nghĩa của đạo hàm

Trong chương này, chúng ta sẽ làm quen về khái niệm mới là đạo hàm. ConKec xin chia sẻ với các bạn bài 1: Định nghĩa và ý nghĩa của đạo hàm. Với lý thuyết và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn học tập tốt hơn.

Nội dung bài học gồm 2 phần:

  • Lý thuyết cần biết
  • Hướng dẫn giải bài tập SGK

A. Lý thuyết cần biết

I. Đạo hàm tại một điểm

1. Các bài toán dẫn đến khái niệm tìm đạo hàm

  • Bài toán tìm vận tốc tức thời.

Giới hạn hữu hạn (nếu có) \(\underset{t\rightarrow t_0 }{lim }\frac{s(t)-s(t_0)}{t-t_0} \)được gọi là vận tốc tức thời của chuyển động tại thời điểm $t_0$

  • Bài toán tìm cường độ tức thời.

Giới hạn hữu hạn (nếu có) \(\underset{t\rightarrow t_0 }{lim }\frac{Q(t)-Q(t_0)}{t-t_0} \)được gọi là cường độ tức thời của chuyển động tại thời điểm $t_0$

2. Định nghĩa đạo hàm tại một điểm

ĐỊNH NGHĨA

Cho hàm số \(y=f(x)\)xác định trên khoảng \((a; b)\)và \(x_0\in (a;b)\)

Nếu tồn tại giới hạn (hữu hạn) \(\underset{x\rightarrow x_0 }{lim }\frac{f(x)-f(x_0)}{x-x_0}\)thì giới hạn đó được gọi là đạo hàm của hàm số \(y=f(x)\)tại điểm \(x_0\)và kí hiệu là \(f'(x_0)\)(hoặc \(y'(x_0)\)), tức là:\(f'(x_0)=\underset{x\rightarrow x_0 }{lim }\frac{f(x)-f(x_0)}{x-x_0} \)

Chú ý: 

  • Đại lượng \(\Delta x=x-x_0\)được gọi là số gia của đối số tại \(x_0\).
  • Đại lượng \(\Delta y=f(x)-f(x_0)=f(x_0+\Delta x)-f(x_0)\)được gọi là số gia tương ứng của hàm số.
  • Như vậy, \(y'(x_0)=\underset{\Delta x\rightarrow 0 }{lim }\frac{\Delta y}{\Delta x}\)

3. Cách tính đạo hàm bằng định nghĩa

QUY TẮC

Bước 1: Giả sử \(\Delta x\)là số gia của đối số tại \(x_0\), tính \(\Delta y=f(x_0+\Delta x)-f(x_0)\)

Bước 2: Lập tỉ số \(\frac{\Delta y}{\Delta x}\)

Bước 3: Tìm \(\underset{\Delta x\rightarrow 0 }{lim }\frac{\Delta y}{\Delta x}\)

4. Quan hệ giữa sự tồn tại của đạo hàm và tính liên tục của hàm số

ĐỊNH LÍ 1

Nếu hàm số \(y=f(x)\)có đạo hàm tại \(x_0\)thì nó liên tục tại điểm đó.

Chú ý: 

a. Định lí trên tương đương với khẳng đinh: Nếu hàm số $y=f(x)$ gián đoạn tại $x_0$thì nó không có đạo hàm tại điểm đó.

b. Mệnh đề đảo của định lí 1 không đúng: Một hàm số liên tục tại một điểm có thể không có đạo hàm tại điểm đó.

5. Ý nghĩa hình học của đạo hàm

ĐỊNH LÍ 2

Đạo hàm của hàm số \(y=f(x)\)tại điểm \(x_0\)là hệ số góc của tiếp tuyến \(M_0T\)của \((C)\)tại điểm \(M_0(x_0; f(x_0))\)

Phương trình tiếp tuyến

ĐỊNH LÍ 3

Phương trình tiếp tuyến của đồ thị (C) của hàm số \(y=f(x)\)tại điểm \(M_0(x_0; f(x_0))\)là:

\(y-y_0=f'(x_0)(x-x_0)\)

trong đó \(y_0=f(x_0)\)

6. Ý nghĩa vật lí của đạo hàm

  • Tính vận tốc tức thời
  • Tính cường độ tức thời.

II. Đạo hàm trên một khoảng

ĐỊNH NGHĨA

Hàm số \(y=f(x)\)được gọi là có đạo hàm trên khoảng \((a; b)\)nếu nó có đạo hàm tại mọi điểm x trên khoảng đó. 

Khi đó, ta gọi hàm số \(f':\begin{matrix}(a;b)\rightarrow \mathbb{R} & \\ x\rightarrow f'(x) & \end{matrix}\)là đạo hàm của hàm số \(y=f(x)\)trên khoảng \((a;b)\).

Kí hiệu là $y'$hay $f'(x)$

Bài tập & Lời giải

Câu 1: trang 156 sgk toán Đại số và giải tích 11

Tìm số gia của hàm số \(f(x) =  x^3\), biết rằng :

a) \(x_0 = 1; ∆x = 1\)

b) \(x_0= 1; ∆x = -0,1\)

Xem lời giải

Câu 2: trang 156 sgk toán Đại số và giải tích 11

Tính \(∆y\) và \({{\Delta y} \over {\Delta x}}\) của các hàm số sau theo \(x\) và \(∆x\) :

a) \(y = 2x - 5\);b) \(y = x^2- 1\);
c) \(y = 2x^3\);d) \(y = {1 \over x}\)

Xem lời giải

Câu 3: trang 156 sgk toán Đại số và giải tích 11

Tính (bằng định nghĩa) đạo hàm của mỗi hàm số sau tại các điểm đã chỉ ra:

a) \(y = x^2+ x\) tại \(x_0= 1\);

b) \(y =  \frac{1}{x}\) tại \(x_0= 2\);

c) \(y = \frac{x+1}{x-1}\) tại \(x_0 = 0\).

Xem lời giải

Câu 4: trang 156 sgk toán Đại số và giải tích 11

Chứng minh rằng hàm số 

\(f(x) = \left\{ \matrix{
{(x - 1)^2}\text{ nếu }x \ge 0 \hfill \cr 
- {x^2}\text { nếu } x < 0 \hfill \cr} \right.\)

không có đạo hàm tại điểm \(x = 0\) nhưng có đạo hàm tại điểm \(x = 2\).

Xem lời giải

Câu 5: trang 156 sgk toán Đại số và giải tích 11

Viết phương trình tiếp tuyến của đường cong \(y = x^3\):

a) Tại điểm có tọa độ \((-1;-1)\);

b) Tại điểm có hoành độ bằng \(2\);

c) Biết hệ số góc của tiếp tuyến bằng \(3\)

Xem lời giải

Câu 6: trang 156 sgk toán Đại số và giải tích 11

Viết phương trình tiếp tuyến của đường hypebol \(y =  \frac{1}{x}\):

a) Tại điểm \((  \frac{1}{2} ; 2)\)

b) Tại điểm có hoành độ bằng \(-1\);

c) Biết rằng hệ số góc của tiếp tuyến bằng -\( \frac{1}{4}\).

Xem lời giải

Câu 7: trang 157 sgk toán Đại số và giải tích 11

Một vật rơi tự do theo phương trình \(s = {1 \over 2}g{t^2}\) , trong đó \(g ≈ 9,8\) m/s2 là gia tốc trọng trường.

a) Tìm vận tốc trung bình của chuyển động trong khoảng thời gian từ t (t = 5s) đến \(t + ∆t\), trong các trường hợp \(∆t = 0,1s; ∆t = 0,05s; ∆t = 0,001s\).

b) Tìm vận tốc tức thời của chuyển động tại thời điểm \(t = 5s\)

Xem lời giải

Xem thêm các bài Đại số và giải tích lớp 11, hay khác:

Xem thêm các bài Đại số và giải tích lớp 11 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.