Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh 12 bài 3: Điều hòa hoạt động gen (P1)

Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 3: Điều hòa hoạt động gen (P1). Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình sinh học lớp 12. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Operon Lac của vi khuẩn E.coli gồm có các thành phần theo trật tự:

  • A. vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z,Y,A)
  • B. gen điều hòa – vùng vận hành – vùng khởi động – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)
  • C. gen điều hòa – vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)
  • D. vùng khởi động – gen điều hòa – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)

Câu 2: Trong cấu trúc của một opêron Lac, nằm ngay trước vùng mã hóa các gen cấu trúc là:

  • A. vùng điều hòa.
  • B. vùng vận hành.
  • C. vùng khởi động.
  • D. gen điều hòa.

Câu 3: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, lactôzơ đóng vai trò của chất:

  • A. xúc tác
  • B. ức chế.
  • C. cảm ứng.
  • D. trung gian.

Câu 4: Mối tương quan giữa protein ức chế với vùng vận hành O được thể hiện như thế nào?

  • A. Khi môi trường không có lactozo, protein ức chế gắn vào O, ngăn cản sự phiên mã của nhóm gen cấu trúc.
  • B. Khi môi trường không có lactozo, protein ức chế không gắn được vào O, không diễn ra sự phiên mã của nhóm gen cấu trúc.
  • C. Khi môi trường không có lactozo, protein ức chế không gắn được vào O, enzim phiên mã có thể liên kết được với vùng khởi động để tiến hành phiên mã nhóm gen cấu trúc.
  • D. Khi môi trường có lactozo, protein ức chế gắn vào O, ngăn cản sự phiên mã của nhóm gen cấu trúc.

Câu 5: Khởi đầu của một opêron là một trình tự nuclêôtit đặc biệt gọi là:

  • A. vùng điều hòa.
  • B. vùng khởi động.
  • C. gen điều hòa.
  • D. vùng vận hành.

Câu 6: Sự điều hòa hoạt động của gen tổng hợp enzim phân giải lactozo của vi khuẩn E. coli diễn ra ở cấp độ nào?

  • A. Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ sau dịch mã.
  • B. Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ dịch mã.
  • C. Diễn ra chủ yếu ở cấp độ phiên mã.
  • D. Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ sau phiên mã.

Câu 7: Operon là:

  • A. một đoạn trên phân tử ADN bao gồm một số gen cấu trúc và một gen vận hành chi phối.
  • B. cụm gồm một số gen điều hòa nằm trên phân tử ADN.
  • C. một đoạn gồm nhiều gen cấu trúc trên phân tử ADN.
  • D. cụm gồm một số gen cấu trúc do một gen điều hòa nằm trước nó điều khiển.

Câu 8: Theo giai đoạn phát triển của cá thể và theo nhu cầu hoạt động sống của tế bào thì

  • A. tất cả các gen trong tế bào đều hoạt động
  • B. tất cả các gen trong tế bào có lúc đồng loạy hoạt động, có khi đồng loạt dừn
  • C. chỉ có một số gen trong tế bào hoạt động
  • D. phần lớn các gen trong tế bào hoạt động

Câu 9: Trình tự các thành phần cấu tạo của một operon là

  • A. gen điều hòa – vùng vận hành – vùng khởi động – nhóm gen cấu trúc.
  • B. vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc.
  • C. nhóm gen cấu trúc – vùng vận hành – vùng khởi động.
  • D. nhóm gen cấu trúc – vùng khởi động – vùng vận hành.

Câu 10: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi môi trường có lactôzơ thì:

  • A. prôtêin ức chế không gắn vào vùng vận hành.
  • B. prôtêin ức chế không được tổng hợp.
  • C. sản phẩm của gen cấu trúc không được tạo ra.
  • D. ARN-polimeraza không gắn vào vùng khởi động.

Câu 11: Enzim ARN polimeraza chỉ khởi động được quá trình phiên mã khi tương tác được với vùng:

  • A. vận hành.
  • B. điều hòa.
  • C. khởi động.
  • D. mã hóa.

Câu 12: Điều hòa hoạt động gen của sinh vật nhân sơ chủ yếu xảy ra ở giai đoạn

  • A. phiên mã.
  • B. dịch mã.
  • C. sau dịch mã.
  • D. sau phiên mã.

Câu 13: Nội dung chính của sự điều hòa hoạt động gen là:

  • A. điều hòa quá trình dịch mã.
  • B. điều hòa lượng sản phẩm của gen.
  • C. điều hòa quá trình phiên mã.
  • D. điều hoà hoạt động nhân đôi ADN.

Câu 14: Theo mô hình operon Lac, vì sao prôtêin ức chế bị mất tác dụng?

  • A. Vì lactôzơ làm mất cấu hình không gian của nó.
  • B. Vì prôtêin ức chế bị phân hủy khi có lactôzơ.
  • C. Vì lactôzơ làm gen điều hòa không hoạt động.
  • D. Vì gen cấu trúc làm gen điều hoà bị bất hoạt.

Câu 15: Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hòa là:

  • A. mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên các gen cấu trúc.
  • B. nơi gắn vào của prôtêin ức chế để cản trở hoạt động của enzim phiên mã.
  • C. mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên vùng vận hành.
  • D. mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên vùng khởi động.

Câu 16: Gen điều hòa opêron hoạt động khi môi trường

  • A. không có chất ức chế.
  • B. có chất cảm ứng.
  • C. không có chất cảm ứng.
  • D. có hoặc không có chất cảm ứng.

Câu 17: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi môi trường không có lactôzơ thì prôtêin ức chế sẽ ức chế quá trình phiên mã bằng cách:

  • A. liên kết vào vùng khởi động.
  • B. liên kết vào gen điều hòa.
  • C. liên kết vào vùng vận hành.
  • D. liên kết vào vùng mã hóa.

Câu 18: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactozo và khi môi trường không có laztozo?

  • A. Một số phân tử lactozo liên kết với protein ức chế.
  • B. Gen điều hòa R tổng hợp protein ức chế.
  • C. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã hóa tạo ra các phân tử mARN tương ứng.
  • D. ARN polimeraza liên kết với vùng khởi động của operon Lac và tiến hành phiên mã.

Câu 19: Khi nào thì prôtêin ức chế làm ngưng hoạt động của opêron Lac?

  • A. Khi môi trường có nhiều lactôzơ.
  • B. Khi môi trường không có lactôzơ.
  • C. Khi có hoặc không có lactôzơ.
  • D. Khi môi trường có lactôzơ.

Câu 20: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về đặc điểm của điều hòa hoạt động gen ở tế bào nhân thực?

  • A. Cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân thực phức tạp hơn ở sinh vật nhân sơ.
  • B. Phần lớn các trình tự nucleotit trên ADN được mã hóa thành các thông tin di truyền.
  • C. Phần ADN không mã hóa thì đóng vai trò điều hòa hoặc không hoạt động.
  • D. Có nhiều mức điều hòa, qua nhiều giai đoạn: từ nhiễm sắc thể (NST) tháo xoắn đến biến đổi sau dịch mã.

Xem thêm các bài Đề thi Sinh 12, hay khác:

Dưới đây là danh sách Đề thi Sinh 12 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 12.

1. Đề và đáp án môn Sinh học kì thi THPTQG năm 2020

2. Đề và đáp án môn Sinh học kì thi THPTQG năm 2019

3. Đề luyện thi môn Sinh học mới nhất năm 2019

4. Đề luyện thi môn Sinh học mới nhất năm 2018

5. Đề luyện thi môn Sinh học những năm trước

6. Đề thi THPT quốc gia môn Sinh năm 2017 (tất cả mã đề)

Xem Thêm

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.