Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh 12 bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN (P2)

Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN (P2). Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình sinh học lớp 12. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 26: Intron là

  • A. đoạn gen mã hóa axit amin.
  • B. đoạn gen không mã hóa axit amin.
  • C. gen phân mảnh xen kẽ với các êxôn.
  • D. đoạn gen mang tính hiệu kết thúc phiên mã.

Câu 27: Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có tỉ lệ Bài tập trắc nghiệm Sinh học 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 có đáp án thì tỉ lệ nucleotit loại G của phân tử ADN này là:

  • A. 10%       
  • B. 40%
  • C. 20%      
  • D. 25%

Câu 28: Một gen ở sinh vậy nhân sơ có số lượng các loại nucleotit trên một mạch là A = 70; G = 100; X = 90; T = 80. Gen này nhân đôi một lần, số nucleotit loại X mà môi trường nội bào cần cung cấp cho quá trình này là:

  • A. 100      
  •  B. 190
  • C. 90        
  • D. 180

Câu 29: Một gen dài 5100Ao, số nucleotit loại A của gen bằng 2/3 số lượng một loại nucleotit khác. Gen này thực hiện tái bản liên tiếp 4 lần. Số nucleotit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho quá trình tái bản trên là:

  • A. A=T= 9000; G=X=13500
  • B. A=T= 2400; G=X=3600
  • C. A=T=9600; G=X=14400
  • D. A=T=18000; G=X=27000

Câu 30: Dựa vào đâu để phân loại gen cấu trúc và gen điều hòa?

  • A. Dựa vào cấu trúc của gen
  • B. Dựa vào sự biểu hiện kiểu hình của gen
  • C. Dựa vào kiểu tác động của gen
  • D. Dựa vào chức năng sản phẩm của gen

Câu 31: Một gen có 480 ađênin và 3120 liên kết hiđrô. Gen đó có số lượng nuclêôtit là

  • A. 1800
  • B. 2400
  • C. 3000
  • D. 2040

Câu 32: Vai trò của enzim ADN pôlimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là:

  • A. tháo xoắn phân tử ADN.
  • B. lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN.
  • C. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của ADN.
  • D. nối các đoạn Okazaki với nhau.

Câu 33: Đơn vị mang thông tin di truyền trong ADN được gọi là

  • A. nuclêôtit.
  • B. bộ ba mã hóa.
  • C. triplet.
  • D. gen.

Câu 34: Nguyên tắc bán bảo tồn được thể hiện trong cơ chế nhân đôi ADN có nghĩa là:

  • A. trong 2 phân tử ADN mới được hình thành, mỗi phân tử gồm có 1 mạch là của ADN ban đầu và 1 mạch mới tổng hợp.
  • B. sự nhân đôi xảy ra trên 2 mạch của phân tử ADN theo 2 hướng và ngược chiều nhau.
  • C. trong 2 phân tử ADN mới được hình thành, 1 phân tử giống với phân tử ADN mẹ còn phân tử kia có cấu trúc thay đổi.
  • D. 2 phân tử ADN mới được hình thành hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu.

Câu 35: Điều nào dưới đây là đúng để giải thích vì sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ có một mạch của phân tử ADN được tổng hợp liên tục còn một mạch được tổng hợp gián đoạn?

  • A. Do 2 mạch khuôn có cấu trúc ngược chiều nhưng enzim ADN polimeraza chỉ xúc tác tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’.
  • B. Sự liên kết các nucleotit trên 2 mạch diễn ra không đồng thời.
  • C. Do giữa 2 mạch có nhiều liên kết bổ sung khác nhau.
  • D. Do 2 mạch khuôn có cấu trúc ngược chiều nhưng enzim ADN polimeraza chỉ xúc tác tổng hợp mạch mới theo chiều 3’ → 5’.

Câu 36: Mã di truyền là:

  • A. mã bộ một, tức là cứ một nuclêôtit xác định một loại axit amin.
  • B. mã bộ bốn, tức là cứ bốn nuclêôtit xác định một loại axit amin.
  • C. mã bộ ba, tức là cứ ba nuclêôtit xác định một loại axit amin.
  • D. mã bộ hai, tức là cứ hai nuclêôtit xác định một loại axit amin

Câu 37: Một gen gồm 150 vòng xoắn và có 3900 liên kết hidro, nhân đôi liên tiếp 3 lần. Số nucleotit tự do mỗi loại mà môi trường nội bào cần cung cấp cho quá trình này là:

  • A. A = T = 4200; G = X = 6300
  • B. A = T = 5600; G = X = 1600
  • C. A = T = 2100; G = X = 600
  • D. A = T = 4200; G = X = 1200

Câu 38: Có 8 phân tử ADN tự sao liên tiếp một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 112 mạch nucleotit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là:

  • A. 6        
  • B. 3
  • C. 4       
  • D. 5

Câu 39: Người ta sử dụng một chuỗi polinucleotit có Bài tập trắc nghiệm Sinh học 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 có đáp án làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một chuỗi polinucleotit bổ sung có chiều dài bằng chiều dài của chuỗi khuôn đó. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các loại nucleotit tự do cần cung cấp cho quá trình tổng hợp này là:

  • A. A+G=80%; T+X=20%
  • B. A+G=20%; T+X=80%
  • C. A+G=25%; T+X=75%
  • D. A+G= 75%; T+X=25%

Câu 40: Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hidro và có 900 nucleotit loại guanine. Mạch 1 của gen có số nucleotit loại adenine chiếm 30% và số nucleotit loại guanine chiếm 10% tổng số nucleotit của mạch. Số nucleotit mỗi loại ở mạch 1 của gen này là:

  • A. A=450; T=150; G=150; X=750
  • B. A=750; T=150; G=150; X=150
  • C. A=450; T=150; G=750; X=150
  • D. A=150; T=450; G=750; X=150

Câu 41: Vùng mã hoá của gen là vùng

  • A. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát phiên mã
  • B. mang tín hiệu kết thúc phiên mã
  • C. mang tín hiệu mã hoá các axit amin
  • D. mang bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc

Câu 42: Nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hóa một axit amin trừ AUG và UGG, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?

  • A. Mã di truyền có tính phổ biến.
  • B. Mã di truyền có tính đặc hiệu.
  • C. Mã di truyền luôn là mã bộ ba.
  • D. Mã di truyền có tính thoái hóa.

Câu 43: Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm các vùng theo trình tự là:

  • A. vùng điều hoà, vùng vận hành, vùng mã hoá.
  • B. vùng điều hoà, vùng mã hoá, vùng kết thúc.
  • C. vùng điều hoà, vùng vận hành, vùng kết thúc.
  • D. vùng vận hành, vùng mã hoá, vùng kết thúc.

Câu 44: Gen là một đoạn của phân tử ADN

  • A. mang thông tin mã hoá chuỗi polipeptit hay phân tử ARN.
  • B. mang thông tin di truyền của các loài.
  • C. mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin.
  • D. chứa các bộ 3 mã hoá các axit amin.

Câu 45: Vùng nào của gen quyết định cấu trúc phân tử protêin do nó quy định tổng hợp?

  • A. Vùng kết thúc.
  • B. Vùng điều hòa.
  • C. Vùng mã hóa.
  • D. Cả ba vùng của gen.

Câu 46: Trong quá trình nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau thành mạch liên tục nhờ enzim nối, enzim nối đó là

  • A. ADN giraza
  • B. ADN pôlimeraza
  • C. hêlicaza
  • D. ADN ligaza

Câu 47: Đơn vị mã hoá thông tin di truyền trên ADN được gọi là

  • A. gen.
  • B. codon.
  • C. triplet.
  • D. axit amin.

Xem thêm các bài Đề thi Sinh 12, hay khác:

Dưới đây là danh sách Đề thi Sinh 12 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 12.

1. Đề và đáp án môn Sinh học kì thi THPTQG năm 2020

2. Đề và đáp án môn Sinh học kì thi THPTQG năm 2019

3. Đề luyện thi môn Sinh học mới nhất năm 2019

4. Đề luyện thi môn Sinh học mới nhất năm 2018

5. Đề luyện thi môn Sinh học những năm trước

6. Đề thi THPT quốc gia môn Sinh năm 2017 (tất cả mã đề)

Xem Thêm

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.