Thời gian làm bài: 50 phút
(không kể thời gian ra đề)
Câu 1: Trong một quần xã sinh vật, xét các loài sau: cỏ, thỏ, mèo rừng, hươu, hổ, vi khuẩn gây bệnh ở thỏ và sâu ăn cỏ. Trong các nhận xét sau đây về mối quan hệ giữa các loài trên, có bao nhiêu nhận xét đúng?
1. Thỏ và vi khuẩn là mối quan hệ cạnh tranh khác loài.
2. Mèo rừng thường bắt những con thỏ yếu hơn nên có vai trò chọn lọc đối với quần thể thỏ.
3. Số lượng mèo rừng tăng do số lượng hươu tăng lên.
4. Sâu ăn cỏ, thỏ và hươu là các sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1.
5. Hổ là vật dữ đầu bảng có vai trò điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể trong quần xã.
A. 3
B. 4
C. 2
D. 5
Câu 2: Một gen bình thường có số nucleôtit loại A chiếm 30%. Do xảy ra đột biến mất đoạn làm cho nucleôtit loại A giảm đi 1/3, loại G giảm đi 1/5 so với khi chưa bị đột biến. Sau đột biến gen chỉ còn dài 2937,6 Å. Số nucleôtit loại X của gen sau đột biến là
A. 720
B. 384
C. 96
D. 480
Câu 3: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về thể truyền sử dụng trong công nghệ gen?
A. Thể truyền có chứa các enzim cắt và nối cho phép tạo ra ADN tái tổ hợp.
B. Thành phần có thể được sử dụng làm thể truyền gồm plasmit, vi khuẩn E.coli và virut.
C. Thể truyền giúp đoạn gen mới có thể tồn tại, nhân lên và hoạt động được trong tế bào nhận.
D. Thể truyền giúp tế bào nhận phân chia đồng đều vật chất di truyền về các tế bào con khi tế bào phân chia.
Câu 4: Có 3 tế bào thể ba nhiễm của Cà độc dược (2n = 24) đang ở kì giữa giảm phân I, người ta đếm đươc̣ tổng số nhiễm sắc thể kép là:
A. 72.
B. 42.
C. 36.
D. 75.
Câu 5: Ở một loài sinh vật, xét một tế bào sinh tinh có hai cặp nhiễm sắc thể phân li độc lập kí hiệu Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân hình thành giao tử, giảm phân I xảy ra bình thường, giảm phân II phân li không bình thường ở nhiễm sắc thể chứa gen B. Số loại giao tử tối đa tạo ra từ tế bào sinh tinh trên là:
A. 6.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Câu 6: Trong cấu trúc nhiễm sắc thể của sinh vật nhân thực, đơn vị cấu trúc gồm một đoạn ADN chứa 146 cặp nuclêôtit quấn quanh 8 phân tử prôtêin histon được gọi là:
A. nuclêôxôm
B. crômatit
C. sợi nhiễm sắc
D. sợi cơ bản
Câu 7: Cho các đặc điểm sau:
(1) Theo lý thuyết, qua nhân đôi, từ một ADN ban đầu tạo ra hai ADN con có cấu trúc giống hệt nhau.
(2) Mạch đơn mới được tổng hợp theo chiều 5’ ® 3’.
(3) Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới.
(4) Trong một chạc ba sao chép, hai mạch mới đều được kéo dài liên tục.
(5) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
Có bao nhiêu đặc điểm đúng với quá trình tái bản ADN?
A. 4.
B. 2.
C. 5.
D. 3.
Câu 8: Khi nói về sự hình thành loài bằng con đường địa lí, điều nào sau đây không đúng?
A. Cách li địa lí là nhân tố tạo điều kiện cho sự phân hoá thành phần kiểu gen của các quần thể trong loài.
B. Hình thành loài mới thường gắn với sự hình thành các đặc điểm thích nghi.
C. Thường xảy ra một cách nhanh chóng để hình thành loài mới.
D. Điều kiện địa lí không tạo ra các kiểu gen quy định các kiểu hình thích nghi của quần thể.
Câu 9: Một quần thể bò có 10000 con, trong đó bò lông trắng, ngắn là 729 con và bò lông vàng là 9100 con. Biết rằng, mỗi tính trạng do 1 gen có 2 alen và trội lặn hoàn toàn quy định, các gen nằm trên các NST khác nhau. Lông vàng, dài là các tính trạng trội. Số lượng bò có màu lông trắng, dài theo lí thuyết là:
A. 171 con
B. 1729 con
C. 9100 con
D. 729 con
Câu 10: Trong sản xuất nông nghiệp để tăng hàm lượng nitơ trong đất, bà con nông dân thường sử dụng hiểu biết về mối quan hệ nào sau đây?
A. giữa tảo và nấm sợi tạo địa y
B. giữa rêu và cây lúa
C. vi khuẩn sống trong dạ cỏ trâu bò
D. giữa vi khuẩn tạo nốt sần và rễ cây họ đậu
Câu 11: Khi nói về điều hòa hoạt động gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Gen điều hòa tổng hợp prôtêin ức chế khi không có chất cảm ứng.
B. Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ diễn ra đơn giản hơn ở sinh vật nhân chuẩn.
C. Một gen điều hòa có thể tác động đến nhiều operon.
D. Điều hòa hoạt động gen là điều hòa lượng sản phẩm của gen tạo ra.
Câu 12: Có 3 bạn học sinh phát biểu về đột biến gen (ĐBG) như sau:
An: ĐBG phát sinh trong giảm phân, đi vào giao tử và di truyền được cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính, đồng thời ĐBG thường xuất hiện đồng loạt trên các cá thể cùng loài sống trong cùng một điều kiện sống.
Bình: ĐBG phát sinh trong nguyên phân của tế bào sinh dưỡng và di truyền cho đời sau qua sinh sản vô
tính, nếu phát sinh trong giảm phân sẽ được nhân lên ở một mô cơ thể và biểu hiện kiểu hình ở một phần cơ thể.
Hùng: Đột biến điểm có thể không ảnh hưởng gì đến sức sống của sinh vật và ĐBG là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho quá trình tiến hóa của sinh vật.
Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết ai phát biểu chính xác?
A. Bình
B. An
C. Hùng
D. An và Hùng
Câu 13: Cho biết ở người gen A quy định tính trạng phân biệt được mùi vị. Alen a quy định không phân biệt được mùi vị nằm trên NST thườ ng . Nếu trong 1 quần thể người cân bằng di truyền, tần số alen a là 0,2 thì xác suất của một cặp vợ chồng đều có kiểu hình phân biệt được mùi vị có thể sinh ra con trong đó 1 con phân biệt được mùi vị và 1 con không phân biệt được mùi vị là
A. 4,69%
B. 9,38%
C. 4,17 %
D. 1,92%
Câu 14: Cho F1 dị hợp hai cặp gen lai với nhau ở thế hệ F2 thu được tỉ lệ 9 thân cao : 7 thân thấp.
Cho F1 lai với cá thể thứ 1, thế hệ lai thu được 3 thân cao : 1 thân thấp.
Cho F1 lai với cá thể thứ 2, thế hệ lai thu được 1 thân cao : 3 thân thấp.
Kiểu gen của cây thứ 1 và cây thứ 2 lần lượt là:
A. AaBb và aabb
B. AABb và aabb
C. Aabb và aabb
D. AaBb và Aabb
Câu 15: Cặp nhân tố tiến hoá nào sau đây làm thay đổi tần số alen trong quần thể sinh vật không theo hướng xác định?
A. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên
B. Đột biến và di - nhập gen
C. Đột biến và chọn lọc tự nhiên
D. Giao phối không ngẫu nhiên và di - nhập gen
Câu 16: Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng về chọn lọc tự nhiên?
(1) Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và các kiểu gen mới trong quần thể.
(2) Chọn lọc tự nhiên khó có thể loại bỏ hoàn toàn một alen lặn có hại ra khỏi quần thể.
(3) Chọn lọc tự nhiên không tác động lên từng cá thể mà tác động lên cả quần thể.
(4) Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể.
(5) Chọn lọc tự nhiên tạo ra các kiểu gen quy định các kiểu hình thích nghi.
(6) Chọn lọc tự nhiên phân hóa khả năng sống sót của các alen khác nhau trong quần thể theo hướng thích nghi.
A. 2
B. 4
C. 5
D. 3
Câu 17: Khi nghiên cứu về cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử, có các nhận xét sau:
(1) Chuỗi polipeptit do gen đột biến tổng hợp có thể tăng hoặc giảm đi 1 axit amin.
(2) Thông tin di truyền được truyền đạt lại cho thế hệ sau nhờ quá trình nhân đôi ADN.
(3) Bố mẹ có thể di truyền nguyên vẹn cho con alen để quy định tính trạng.
(4) Thông tin di truyền được biểu hiện ra tính trạng nhờ quá trình nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã.
(5) Trong 1 đơn vị tái bản, một mạch đơn mới được tổng hợp liên tục và một mạch đơn mới được tổng hợp gián đoạn.
Trong các thông tin trên, có bao nhiêu thông tin không chính xác?
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
Câu 18: Hệ sinh thái nhân tạo khác với hệ sinh thái tự nhiên ở các đặc điểm:
A. Hệ sinh thái nhân tạo có thành phần loài ít nên tính ổn định thấp, dễ bị dịch bệnh, các cá thể sinh trưởng nhanh, năng suất sinh học cao.
B. Hệ sinh thái nhân tạo có thành phần loài ít nên tính ổn định thấp, được con người chăm sóc nên ít bị dịch bệnh, năng suất sinh học cao.
C. Hệ sinh thái nhân tạo có thành phần loài ít nên tính ổn định cao, năng suất sinh học cao.
D. Hệ sinh thái nhân tạo nhờ được áp dụng các biện pháp canh tác và kĩ thuật hiện đại nên các cá thể sinh trưởng nhanh, năng suất sinh học cao, tính ổn định cao.
Câu 19: Quá trình phiên mã sẽ kết thúc khi enzym ARN pôlymeraza di chuyển tới cuối gen, gặp
A. bộ ba kết thúc ở đầu 5’ trên mạch mã gốc
B. tín hiệu kết thúc ở đầu 5’ trên mạch mã gốc
C. tín hiệu kết thúc ở đầu 3’ trên mạch mã gốc
D. bộ ba kết thúc ở đầu 3’ trên mạch mã gốc
Câu 20: Khi lai gà lông trơn thuần chủng với gà lông vằn cùng loài được F1 toàn gà lông trơn, cho con cái F1 lai phân tích được Fa có tỉ lệ 3 lông vằn : 1 lông trơn (toàn con đực). Quy luật di truyền chi phối tính trạng màu sắc lông ở gà:
A. Do 1 gen quy định, liên kết với nhiễm sắc thể giới tính Y.
B. Do 2 cặp gen không alen quy định, 1 cặp liên kết với NST giới tính X.
C. Do 1 gen quy định, liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X.
D. Do 2 cặp gen không alen quy định, 2 cặp liên kết với NST giới tính X.
Câu 21: Thành tựu nào sau đây được các nhà khoa học tạo ra bằng công nghệ gen?
A. Thực vật lưỡng bội đồng hợp tử về tất cả các gen
B. Giống lúa gạo vàng
C. Cừu Đôly
D. Giống dưa hấu tam bội
Câu 22: Cho sơ đồ phả hệ
Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ, tỷ lệ người mắc bệnh trong cả quần thể là 1%. Người phụ nữ số 8 lớn lên kết hôn với một người nam giới bình thường trong cùng quần thể. Hỏi xác suất họ sinh được người con đầu lòng không bị bệnh là bao nhiêu?
A. 32/33
B. 31/33
C. 2/33
D. 1/33
Câu 23: Ở một loài thực vật, tiến hành tự thụ phấn cây P dị hợp các locus, ở đời sau thu được 198 cây hoa đỏ, chín sớm: 102 hoa trắng, chín sớm: 27 hoa đỏ, chín muộn: 73 hoa trắng, chín muộn. Biết rằng tính trạng thời gian chín do 1 locus 2 alen chi phối, hoán vị nếu xảy ra sẽ như nhau ở 2 giới.
Trong số các nhận định dưới đây về phép lai:
(1) Có 3 locus tham gia chi phối 2 tính trạng nói trên, có hiện tượng tương tác 9:6:1
(2) Cơ thể đem lai dị hợp tử đều với tần số hoán vị là 10%
(3) Nếu cho cơ thể dị hợp các locus nói trên đem lai phân tích, ta được tỷ lệ 9:6:1:4
(4) Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử ở P, có 40% số tế bào sinh giao tử có hoán vị.
Số câu trả lời đúng là:
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
Câu 24: Có nhiều loài sinh vật, do bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức nên số lượng cá thể bị giảm mạnh và sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng, cách giải thích nào sau đây là hợp lý?
A. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra giao phối không ngẫu nhiên sẽ dẫn đến làm tăng tần số alen có hại.
B. Khi số lượng cá thể của quần thể giảm mạnh thì sẽ làm giảm di - nhập gen, làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.
C. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra biến động di truyền, làm nghèo vốn gen cũng như làm biến mất nhiều alen có lợi của quần thể.
D. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì đột biến trong quần thể dễ xảy ra, làm tăng tần số alen đột biến có hại.
Câu 25: Một quần thể ruồi quả có một gen gồm 2 alen là A và a. Các phép thử cho thấy 70% giao tử được tạo ra trong quần thể chứa alen A. Biết quẩn thể cân bằng di truyền, A trội hoàn toàn so với a, sự biểu hiện tính trạng không phụ thuộc vào môi trường. Phát biểu nào sau đây chính xác?
A. Trong quần thể, tỷ lệ ruồi quả có kiểu gen chỉ có alen a là 21%
B. Trong quần thể, tỷ lệ ruồi quả biểu hiện tính trạng của alen A là 70%
C. Trong quần thể, tỷ lệ ruồi quả có kiểu gen chứa cả alen A và a là 42%
D. Trong quần thể, tỷ lệ ruồi quả có kiểu gen đồng hợp tử chiếm 49%
Câu 26: Dòng gen có thể xảy ra trong đơn vị lớn nhất là:
A. Loài
B. Quần thể
C. Chi
D. Họ
Câu 27: Hiện tượng nào sau đây có ảnh hưởng lớn tới tốc độ vòng tuần hoàn vật chất trong các hệ sinh thái?
A. tỷ lệ sản lượng sơ cấp của hệ sinh thái
B. hiệu suất sản lượng của các sinh vật tiêu thụ trong hệ sinh thái
C. tốc độ phân giải các chất trong hệ sinh thái
D. hiệu suất dinh dưỡng của hệ sinh thái
Câu 28: Quan sát hình mô tả cấu trúc của mARN, tARN, rARN và cho biết có bao nhiêu câu trả lời dưới đây không đúng?
(1) Các số (1), (2) và (3) trên hình vẽ tương ứng với các nội dung: liên kết hiđrô, côđon và anticôđon.
(2) Ở hình trên, tARN làm nhiệm vụ vận chuyển các axit amin và mang anticôđon 5’- UAX-3’.
(3) tARN có 3 thùy tròn nên có thể mang tối đa 3 axit amin.
(4) tARN, mARN, rARN là các sản phẩm của quá trình phiên mã.
(5) Axit amin gắn ở đầu 3'-OH của tARN này là Mêtiônin hoặc fMet.
(6) mARN và tARN liên kết với nhau từng cặp nuclêôtit bằng liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung.
(7) tARN mang anticôđon 5’UAX3’chỉ liên kết với mARN một lần duy nhất trong suốt quá trình dịch mã.
(8) mARN có cấu trúc 1 mạch thẳng, làm khuôn cho quá trình phiên mã và mang bộ ba mở đầu là 3’-GUA-5’
A. 4
B. 7
C. 3
D. 5
Câu 29: Cho các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật:
(1) Cây phong lan và cây thân gỗ;
(2) Chim mỏ đỏ và linh dương;
(3) Cá ép và cá lớn;
(4) Cây tầm gửi và cây cây gỗ;
(5) Cây nắp ấm và ruồi, muỗi;
(6) Hải quỳ và cua.
Có bao nhiêu mối quan hệ hỗ trợ khác loài?
- A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
Câu 30: Gen thứ nhất có 2 alen A và a, gen thứ hai có hai alen B và b, hai cặp gen này quy định hai cặp tính trạng tương phản và nằm trên cùng một cặp NST tương đồng. Phép lai nào dưới đây cho kết quả kiểu hình giống với phép lai phân tích của cá thể dị hợp hai cặp gen di truyền phân li độc lập?
A. Ab/ab x aB/ab
B. AB/ab x ab/ab
C. Ab/aB x ab/ab
D. AB/ab x AB/ab
Câu 31: Ý nào dưới đây không đúng với thí nghiệm lai cây cải bắp với cây cải củ của Kapetrenco?
A. Đây là phép lai giữa hai loài có họ hàng gần.
B. Một số ít cây lai ngẫu nhiên xảy ra đột biến có bộ nhiễm sác thể tăng lên gấp đôi hữu thụ.
C. Cây lai tạo ra có rễ của cải củ và lá của cải bắp.
D. Hầu hết con lai khác loài được tạo ra đều bất thụ.
Câu 32: Loại nuclêôtit nào sau đây không tham gia vào cấu trúc phân tử ARN?
A. Ađênin
B. Uraxin
C. Timin
D. Xitôzin
Câu 33: Trong các phương pháp sau đây, có mấy phương pháp tạo nguồn biến dị di truyền cho chọn giống
(1) Gây đột biến.
(2) Lai hữu tính.
(3) Tạo AND tái tổ hợp.
(4) Lai tế bào sinh dưỡng.
(5) Nuôi cấy mô tế bào thực vật.
(6) Cấy truyền phôi.
(7) Nhân bản vô tính động vật.
A. 7
B. 4
C. 3
D. 5
Câu 34: Ở một loài động vật lưỡng bội, tính trạng màu mắt được quy định bởi một gen nằm trên nhiễm
sắc thể thường và có 4 alen, các alen trội là trội hoàn toàn. Người ta tiến hành các phép lai sau:
Phép lai |
Kiểu hình P |
Tỉ lệ kiểu hình F1 (%) |
||||||
Đỏ |
Vàng |
Nâu |
Trắng |
|||||
1 |
Mắt đỏ x Mắt nâu |
25 |
25 |
50 |
0 |
|||
2 |
Mắt vàng x Mắt vàng |
0 |
75 |
0 |
25 |
|||
Biết rằng không xảy ra đột biến. Cho cá thể mắt nâu ở (P) của phép lai 1 giao phối với một trong hai cá thể mắt vàng ở (P) của phép lai 2. Theo lí thuyết, kiểu hình của đời con có thể là:
A. 100% cá thể mắt nâu
B. 50% cá thể mắt nâu : 25% cá thể mắt vàng : 25% cá thể mắt trắng
C. 25% cá thể mắt đỏ : 25% cá thể mắt vàng : 25% cá thể mắt nâu : 25% cá thể mắt trắng
D. 75% cá thể mắt nâu : 25% cá thể mắt vàng
Câu 35: Nhiều bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư hoạt động quá mức gây ra quá nhiều sản
phẩm của gen. Những kiểu đột biến nào dưới đây có thể làm cho 1 gen bình thường (tiền ung thư) thành
gen ung thư?
(1) Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
(2) Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
(3) Chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
(4). Đột biến ở vùng điều hòa của gen tiền ung thư.
(5). Đột biến ở vùng mã hóa của gen tiền ung thư.
A. (1); (2); (4); (5)
B. (1); (3); (4); (5)
C. (1); (2); (3); (5)
D. (1); (2); (3); (4)
Câu 36: Ở một loài thực vật, có 4 cặp gen Aa, Bb, Dd, Ee phân li độc lập, tác động qua lại với nhau theo kiểu cộng gộp để hình thành chiều cao cây. Cho rằng cứ mỗi gen trội làm cho cây cao thêm 5 cm. Lai cây thấp nhất với cây cao nhất (có chiều cao 320 cm) thu được cây lai F1. Cho cây lai F1 giao phấn với cây có kiểu gen AaBBDdee. Hãy cho biết cây có chiều cao 300 cm ở F2 chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 31,25%
B. 22,43%
C. 32,13%
D. 23,42%
Câu 37: Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa A-T; G-X và ngược lại thể hiện trong cấu trúc
phân tử và quá trình nào sau đây?
(1) Phân tử ADN mạch kép. (4) Quá trình phiên mã.
(2) Phân tử mARN. (5) Quá trình dịch mã.
(3) phân tử tARN. (6) Quá trình tái bản ADN.
A. (1) và (4)
B. (1) và (6)
C. (2) và (6)
D. (3) và (5)
Câu 38: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
B. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
C. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
D. Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
Câu 39: Cho các thông tin sau:
(1) Trong tế bào chất của một số vi khuẩn không có plasmit.
(2) Vi khuẩn sinh sản nhanh, thời gian thế hệ ngắn.
(3) Chất nhân chỉ chứa 1 phân tử ADN kép vòng, nhỏ nên các đột biến khi xảy ra đều biểu hiện ra
ngay kiểu hình.
(4) Vi khuẩn có thể sống kí sinh, hoại sinh hoặc tự dưỡng.
(5) Vi khuẩn không chỉ có khả năng truyền gen theo chiều dọc và còn có khả năng truyền gen theo
chiều ngang.
Những thông tin nào được dùng làm căn cứ để giải thích sự thay đổi tần số alen trong quẩn thể vi
khuẩn nhanh hơn so với sự thay đổi tần số alen của quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội?
A. (2); (3); (4)
B. (2); (3); (5)
C. (1); (3); (5)
D. (2); (4); (5)
Câu 40: Phát biểu đúng khi nói về mức phản ứng là:
A. Mức phản ứng không do kiểu gen qui định.
B. Mỗi gen trong một kiểu gen có mức phản ứng riêng.
C. Tính trạng số lượng có mức phản ứng hẹp, tính trạng chất lượng có mức phản ứng rộng.
D. Các gen trong một kiểu gen chắc chắn sẽ có mức phản ứng như nhau.