Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao KHTN 8 KNTT bài 42: Quần thể sinh vật

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Những biến động số lượng cá thể của quần thể và nguyên nhân gây biến động đó?

Câu 2: Giải thích sơ sở khoa học theo sinh học của câu ca dao

Câu 3: Giải thích cơ sở khoa học trong sinh học của câu: “Cá lớn nuốt cá bé”

Bài Làm:

Câu 1:

  • Những biến động số lượng cá thể của quần thể:

- Biến động không theo chu kỳ xảy ra do các yếu tố ngẫu nhiên, không kiểm soát được như thiên tai, dịch bệnh.

- Biến động theo chu kỳ xảy ra do các yếu tố biến đổi có chu kỳ như chu kỳ ngày đêm, chu kỳ tuần trăng và hoạt động của thủy triều, chu kì mùa, chu kỳ nhiều năm.

  • Nguyên nhân:

- Các nhân tố vô sinh tác động trực tiếp và một chiều lên sinh vật mà không phụ thuộc vào mật độ cá thể. Sống trong điều kiện tự nhiên không thuận lợi, mức sinh sản của cá thể giảm, khả năng thụ tinh kém, sức sống của con non thấp, ...
- Các nhân tố hữu sinh: sự cạnh tranh giữa các cá thể trong cùng đàn, số lượng kẻ thù ăn thịt, mức sinh sản và mức độ tử vong, sự phát tán của các cá thể trong quần thể ... là các yếu tố bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể. Ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tìm kiếm thức ăn, nơi ở, nơi đẻ trứng, khả năng sinh sản và nở trứng, khả năng sống sót của con non,... 

Câu 2:

“ Của không ngon đông con cũng hết” theo sinh học có thể hiểu rằng một quần thể có số lượng cá thể lớn sẽ cần phải tiêu thụ một lượng thức ăn lớn. Do đó dù thức ăn có không ngon, không hợp khẩu vị nhưng do cạnh tranh lớn nên vẫn sẽ hết. Ngược lại, nếu không “đông con” thì sự cạnh tranh ít hơn, từ đó các cá thể có thể lựa chọn thức ăn hợp khẩu vị hơn.

Câu 3:

- “ Cá lớn” là các sinh vật lớn mạnh.

- “Cá bé” Là các sinh vật nhỏ bé và yếu thế hơn.

- Câu nói “ Cá lớn nuốt cá bé” theo sinh học là những sinh vật khỏe mạnh, có khả năng thích nghi với môi trường hơn sẽ chiến thắng trong các cuộc cạnh tranh. Trong một quần thể, cá thể nào to lớn hơn, có sức mạnh hơn sẽ là cá thể đầu đàn có thể chi phối, ảnh hưởng tới các cá thể khác có trong quần thể.

Vd: Khỉ đầu đàn có thể đuổi các con khỉ đực yếu thế hơn ra khỏi đàn và tự do lựa chọn bạn tình.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 42: Quần thể sinh vật

 1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Quần thể sinh vật là gì?

Câu 2: Quần thể có những đặc trưng cơ bản nào?

Câu 3: Kích thước của quần thể là gì? Cho ví dụ

Câu 4: Mật độ cá thể của quần thể là gì? Cho ví dụ.

Câu 5: Tỉ lệ giới tính là gì? Nêu ý nghĩa của tỉ lệ giới tính.

Câu 6: Nêu nguyên nhân của các kiểu phân bố cá thể trong quần thể.

Câu 7: Nêu ý nghĩa sinh thái và lấy ví dụ các kiểu phân bố cá thể trong quần thể.

Câu 8: Nêu các biện pháp bảo vệ các quần thể.

Xem lời giải

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1. Tại sao nói mật độ là đặc trưng quan trong nhất của quần thể?

Câu 2: Cho hình ảnh kích thước của các quần thể voi, hươu, thỏ, chuột cùng sống trong một khu rừng sau

Câu 2: Cho hình ảnh kích thước của các quần thể voi, hươu, thỏ, chuột cùng sống trong một khu rừng sau  Trả lời các câu hỏi sau:  - Kích thước cơ thể của loài nào lớn nhất và bé nhất?  - Kích thước quần thể nào lớn nhất và bé nhất?  - Chúng ta cố thể kết luận thích thước cơ thể tương ứng với kích thước quần thể không?

Trả lời các câu hỏi sau:

- Kích thước cơ thể của loài nào lớn nhất và bé nhất?

- Kích thước quần thể nào lớn nhất và bé nhất?

- Chúng ta cố thể kết luận thích thước cơ thể tương ứng với kích thước quần thể không?

Câu 3: Em hãy xác định các kiểu tháp tuổi cho các tháp sau

Câu 3: Em hãy xác định các kiểu tháp tuổi cho các tháp sau

Câu 4: Tại sao bảo vệ môi trường sống của quần thể chính là bảo vệ quần thể? Cho ví dụ về việc bảo vệ môi trường sống của quần thể.

Câu 5: Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính của quần thể.

Câu 6: Tại sao đối với quần thể vi sinh vật, kích thước của quần thể được xác định bằng sinh khối của quần thể?

Xem lời giải

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể sinh vật

Câu 2: Em hãy đề xuất các biện pháp bảo vệ đối với các quần thể có nguy cơ tuyệt chủng.

Câu 3: Em hãy tính mật độ cá thể của mỗi quần thể trong bảng dữ liệu sau đây

Quần thể

Số lượng cá thể

Không gian phân bố

Lim xanh

10.000

20 ha

Bắp cải

2.400

600 m2

Cá chép

30.0000

10.000 m3

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Giải khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.