CHƯƠNG I. PHẢN ỨNG HÓA HỌC
BÀI 3: MOL VÀ TỈ KHỐI CHẤT KHÍ
-
Mol
-
Khái niệm
- Số 6,022.1023 được gọi là số Avogadro, được kí hiệu là NA
- Mol là lượng chất có chứa NA (6,022.1023) nguyên tử hoặc phân tử của chất đó.
Ví dụ :
-
a) 12 gam carbon có NA nguyên tử C hay 1 mol nguyên tử carbon
-
b) 254 gam iodine có NA phân tử I2 hay 1 mol phân tử iodine
-
c) 18 gam nước có NA phân tử H2O hay 1 mol phân tử nước.
-
Khối lượng mol
- Khối lượng mol (kí hiệu là M) của một chất là khối lượng của NA nguyên tử hoặc phân tử chất đó tính theo đơn vị gam.
- Khối lượng mol (g/mol) của một chất và khối lượng nguyên tử hoặc phân tử của chất đó (amu) bằng nhau về trị số, khác về đơn vị đo.
- Gọi n là số mol chất có trong m gam. Khối lượng mol (M) được tính theo công thức:
M = mn (g/mol)
-
Thể tích mol của chất khí
- Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi NA phân tử của chất khí đó.
- Thể tích mol của các chất khí bất kì ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất đều bằng nhau.
- Ở điều kiện chuẩn (25oC và 1 bar), n mol chất khí bất kì đều chiếm thể tích là V = 24,79.n (L).
-
Tỉ khối chất khí
- Tỉ khối của khí A đối với khí B được biểu diễn bằng công thức:
dA/B = MAMB
- Ví dụ:
dCO2/H2=MCO2MH2=442=22>1
Vậy khí CO2 nặng hơn khí H2 22 lần.
- Tỉ khối của khí A đối với không khí là:
dA/kk = MA29