I. KHÁI NIỆM SINH QUYỂN
- Sinh quyển là toàn bộ sinh vật sống trên Trái Đất cùng các nhân tố vô sinh của môi trường.
- Sinh quyển là một hệ sinh thái khổng lồ, bao gồm:
- Lớp đất
- Lớp không khí
- Lớp nước đại dương.
- Sinh quyển cung cấp các nhân tố vô sinh cần thiết cho sự tồn tại của sinh vật, các sinh vật muốn tồn tại phải thích nghi với điều kiện môi trường của sinh quyển.
II. CÁC KHU SINH HỌC CHỦ YẾU
Ở các vùng địa lí khác nhau, điều kiện khí hậu không đồng nhất đã hình thành các hệ sinh thái đặc trưng cho vùng gọi là khu sinh học. Phân loại:
- Khu sinh học trên cạn
- Khu sinh học nước ngọt
- Khu sinh học nước biển.
a) Khu sinh học trên cạn
Từ vùng cực đến vùng nhiệt đới có các khu sinh học: đồng rêu hàn đới, rừng lá kim phương bắc, rừng ôn đới, rừng mưa nhiệt đới.
b) Khu sinh học nước ngọt
- Khu vực nước đứng: ao, hồ, đầm,…
- Khu vực nước chảy: sông, suối,…
c) Khu sinh học nước biển
- Sinh vật có sự khác nhau theo chiều thẳng đứng và chiều ngang.
- Tầng nước mặt và ven bờ có thành phần sinh vật phong phú nhất.
=> Kết luận:
Trên Trái Đất, ở các vùng địa lí khác nhau, điều kiện khí hậu không đồng nhất đã hình thành các hệ sinh thái đặc trưng cho vùng gọi là khu sinh học, bao gồm:
- Khu sinh học trên cạn
- Khu sinh học nước ngọt
- Khu sinh học nước biển.