BÀI 8: ACID
I. KHÁI NIỆM ACID
Acid là những hợp chất mà phân tử gồm một hay nhiều nguyên tử hydrogen và gốc acid. Khi hòa tan trong nước, acid tách ra cation H+ và anion gốc acid.
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
- Hiện tượng xảy ra: Dung dịch acid HCl làm đổi màu giấy quỳ tím sang đỏ.
Ống nghiệm chứa các Zn, Fe sau khi cho dung dịch HCl có bọt khí thoát ra và kim loại tan dần.
PTHH:
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
III. MỘT SỐ ACID QUAN TRỌNG
1. SULFURIC ACID
- Sulfuric acid là chất lỏng không màu, không bay hơi, sánh như dầu ăn, nặng gần gấp 2 lần nước. Sulfuric acid tan vô hạn trong nước và tỏa nhiều nhiệt.
- Lưu ý: sulfuric acid đặc có tính háo nước nên không được tự ý pha loãng.
2. HYDROCLORIC ACID
- Dung dịch hydrochoric acid là một chất lỏng không màu.
- Hydrochoric acid trong dạ dày đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa như: thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn; kích thích ruột non sản xuấ enzyme; tiêu diệt các vi khuẩn có hại từ bên ngoài đi vào dạ dày,...
3. ACETIC ACID
Aceticacid ( CH3COOH) là chất lỏng không màu, có vị chua. Trong giấm ăn có chứa acetic acid với nồng độ 2-5%.