Lý thuyết trọng tâm Khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 7 Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức bài 7 Tốc độ phản ứng và chất xúc tác. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

BÀI 7: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CHẤT XÚC TÁC

I. KHÁI NIỆM TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG

- Tốc độ phản ứng là đại lượng đặc trưng cho nhanh, chậm của phản ứng hóa học.

- Trong một phản ứng, để xác định tốc độ của phản ứng, ta có thể đo sự thay đổi của thể tích chất khí, khối lượng chất hoặc nồng độ chất tan trong một khoảng thời gian.

II. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG

1. ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG

Khi tăng nống độ của chất tham gia phản ứng, tốc độ phản ứng tăng lên.

2. ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG

Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng lên.

3. ẢNH HƯỞNG CỦA DIỆN TÍCH BỀ MẶT TIẾP XÚC ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG

Khi tăng diện tích bề mặt tiếp xúc (giảm kích thước hạt), tốc độ phản ứng tăng lên.

4. ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT XÚC TÁC ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG

+ Tốc độ phản ứng tăng khi làm tăng các yếu tố: nhiệt độ, nồng độ, diện tích bề mặt tiếp xúc,..

+ Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng nhưng vẫn giữ nguyên về khối lượng và tính chất hóa học.

Xem thêm các bài Giải khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Giải khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.