Lý thuyết trọng tâm Khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 11: Muối

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức bài 11: Muối. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

BÀI 11: MUỐI

I. KHÁI NIỆM

- Muối là hợp chất tạo thành từ sự thay thế ion H+ của acid bằng ion kim loại hoặc ion ammonium (NH4+)

- Cách gọi tên: 

Tên kim loại ( hóa trị đối với kim loại nhiều hóa trị) + tên gốc acid.

 II. TÍNH TAN CỦA MUỐI

- Muối tan:

+ Muối của gốc Cl-, NO3- (trừ AgCl, PbCl2)

+ Muối của kim loại K, Na.

- Muối không tan:

+ Muối của gốc CO32-, PO43- (trừ muối với kim loại K, Na).

III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

  • Fe tác dụng với CuSO4, màu xanh dung dịch nhạt dần, có lớp đồng đỏ bám trên đinh sắt. 

PTHH: 

Fe + CuSO4 →  FeSO4 +Cu

BaCl2 tác dụng với H2SO4 và Na2SO4 tạo kết tủa trắng. 

PTHH: 

H2SO4 + BaCl2 →  BaSO4 + 2HCl

Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2NaCl

CuSO4 tác dụng với NaOH tạo kết tủa xanh da trời.

PTHH:

CuSO4 + 2NaOH →  Cu(OH)2 + Na2SO4

  • Tính chất hóa học của muối

- Muối tác dụng với kim loai: Kim loại mạnh hơn đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối của nó. 

- Muối tác dụng với dung dịch acid: Acid mạnh hơn đẩy được acid yếu hơn ra khỏi dung dịch muối của nó. Sản phẩm của phản ứng có ít nhất một chất khí/ chất ít tan, không tan.

- Muối tác dụng với dung dịch base: Dung dịch muối tác dụng với dung dịch base tạo thành muối mới và base mới.

- Muối tác dụng với dung dịch muối: Hai dung dịch muối tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới, trong đó có ít nhất một muối không tan hoặc ít tan.

IV. ĐIỀU CHẾ

- Các phương pháp điều chế muối:

  • Dung dịch acid tác dụng với base
  • Dung dịch acid tác dụng với oxide base
  • Dung dịch acid tác dụng với muối
  • Oxide acid tác dụng với base
  • Dùng dịch muối tác dụng với dung dịch muối.

- Điều chế muối ăn: 

+ Từ nước biển: đưa nước biển vào ruộng nhờ ánh nắng mặt trời làm nước bốc hơi, còn lại muối trên ruộng.

V. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC HỢP CHẤ VÔ CƠ

- Tính chất của oxide:

+ Oxide base tác dụng với acid tạo thành muối và nước. Ví dụ:

CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O.

+ Oxide acid tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước. Ví dụ:

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O.

- Tính chất của acid:

+ Tác dụng với kim loại tạo thành muối và khí. Ví dụ:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.

+ Tác dụng với base tạo thành muối và nước. Ví dụ:

HCl + NaOH → NaCl + H2O.

+ Tác dụng với oxide base tạo thành muối và nước. Ví dụ:

H2SO4 + Na2O → Na2SO4 + H2O.

+ Tác dụng với muối tạo thành muối mới và acid mới. Ví dụ:

H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl.

- Tính chất của base:

+ Tác dụng với acid tạo thành muối và nước. Ví dụ:

Ca(OH)2 + H2SO4 → CaSO4 + 2H2O.

+ Tác dụng với oxide acid tạo thành muối và nước. Ví dụ:

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O.

+ Tác dụng với dung dịch muối tạo thành muối mới và base mới. Ví dụ:

Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaOH.

 

Xem thêm các bài Giải khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Giải khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.