Bài tập & Lời giải
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Dùng một mảnh len cọ xát nhiều lần một mảnh phim nhựa thì mảnh phim nhựa này có thể hút được các vụn giấy. Vì sao?
Câu 2: Các vật sau khi bị cọ xát có khả năng gì?
Câu 3: Thanh thuỷ tinh sau khi được cọ xát bằng mảnh lụa thì có khả năng?
Câu 4: Nguyên nhân tạo thành các đám mây dông bị nhiễm điện là do?
Câu 5: Vật nhiễm điện là?
Xem lời giải
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Khi đưa một cây thước nhựa lại gần một sợi tóc, hiện tượng gì sẽ xảy ra?
Câu 2: Khi thời tiết hanh khô, chải tóc bằng lược nhựa ta thấy nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút thẳng ra. Điều này do?
Câu 3: Xe chạy một thời gian dài. Sau khi xuống xe, sờ vào thành xe, đôi lúc ta thấy như bị điện giật. Nguyên nhân là do:
Câu 4: Vào những ngày như thế nào thì các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát thực hiện dễ thành công?
Câu 5: Trong các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát, vai trò (tác dụng) của các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp, bút thử điện là?
Xem lời giải
3. VẬN DỤNG
Câu 1: Làm thế nào để biết một vật bị nhiễm điện?
Câu 2: Ngày hanh khô, khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì nhiều sợi tóc bị lược nhựa kéo thẳng ra, vì?
Câu 3: Khi đưa tay sát gần màn hình tivi hay màn hình máy vi tính đang hoạt động sẽ nghe thấy những tiếng lách tách nhỏ. Điều này là do?
Câu 4: Tại sao cánh quạt trong các quạt điện thường xuyên quay mà vẫn có rất nhiều bụi dính vào?
Câu 5: Tại sao khi lau kính bằng các khăn vải khô ta thấy không sạch bụi?
Xem lời giải
4. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Trong một số ngành sản xuất, nhiều khi người ta thấy có các tia lửa phóng ra giữa dây kéo và ròng rọc. Giải thích vì sao?
Câu 2: Ở xứ lạnh, vào mùa đông, một người đi tất (vớ) trên một sàn nhà được trải thảm, khi đưa tay vào gần các tay nắm cửa bằng kim loại thì nghe thấy có tiếng lách tách nhỏ và tay người đó bị điện giật. Hãy giải thích vì sao?
Câu 3: Cho mảnh tôn phẳng đã được gắn vào đầu bút thử điện chạm vào mảnh pôliêtilen đã được cọ xát nhiều lần bằng len thì bóng đèn bút thử điện sáng lên khi chạm ngón tay vào đầu bút vì: