Trắc nghiệm Lịch sử 7 kết nối bài 4 Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 Bài 4 Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Nhà Mãn Thanh đạt được sự phát triển ổn định dưới thời kì cai trị của 3 vị vua nào?

  • Khang Hy, Ung Chính, Càn Long
  • Thuận Trị, Gia Khánh, Quang Tự
  • Gia Khánh, Hàm Phong, Phổ Nghi
  • Thuận Trị, Quang Tự, Phổ Nghi

Câu 2: Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc trong thời gian nào?

  • Thời Thanh
  • Thời Tống
  • Thời Nguyên
  • Thời Minh

Câu 3: Từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX, lịch sử Trung Quốc trải qua bao nhiêu triều đại phong kiến?

  • Năm triều đại
  • Sáu triều đại 
  • Bảy triều đại
  • Tám triều đại

Câu 4: Nguyên nhân chủ yếu làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân dưới triều Nguyên là:

  • Nhà nước không chăm lo đời sống nhân dân
  • Nhà Nguyên là vương triều ngoại tộc
  • Nhà Nguyên thi hành chính sách phân biệt đối với người Hán
  • Nhà Nguyên tiến hành chiến tranh xâm lược mở rộng lãnh thổ tiêu tốn nhiều sức

Câu 5: Dưới thời Đường, chính trị có những biểu hiện nào thể hiện sự thịnh vượng?

  • Bộ máy nhà nước được hoàn chỉnh, cử người thân tín cai quản các địa phương, đặt các khoa thi tuyển chọn người đỗ đạt ra làm quan,...
  • Tiếp tục chính sách xâm lược, mở rộng lãnh thổ: lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố chế độ cai trị ở An Nam đô hộ phủ (Việt Nam bấy giờ),…
  • Cả hai đáp án trên đều đúng
  • Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 6: Biện pháp tuyển chọn nhân tài dưới thời Đường như thế nào?

  • Vua trực tiếp tuyển chọn
  • Các quan đại thần tiến cử người tài giỏi cho triều đình
  • Mở trường học chọn ngay từ nhỏ, chủ yếu là con em quan lại
  • Mở nhiều khoa thi

Câu 7: Dưới thời Đường, kinh tế có những biểu hiện nào thể hiện sự thịnh vượng?

  • Nông nghiệp: chính sách giảm thuế, chế độ quân điền, áp dụng kĩ thuật canh tác mới => Nông nghiệp có bước phát triển.
  • Thủ công nghiệp: luyện sắt, đóng thuyền,… 
  • Thương nghiệp: có quan hệ buôn bán với hầu hết các nước châu Á. Những tuyến đường giao thông truyền thống nối các châu lục, đến thời Đường, đã trở thành “con đường tơ lụa”
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 8: Dưới thời Đường, đời sống của nông dân và sản xuât nông nghiệp như thế nào?

  • Nông dân mất ruộng, sản xuất nông nghiệp sa sút
  • Nông dân có ruộng cày cấy, sản xuất nông nghiệp phát triển
  • Nông dân bị chiếm đoạt ruộng đất sản xuất nông nghiệp trì trệ
  • Nông dân được cấp ruộng sản xuất nông nghiệp được mùa bội thu

Câu 9: Nông nghiệp trong thời Minh - Thanh có những biểu hiện nổi bật nào?

  • Có những tiến bộ về kĩ thuật gieo trồng
  • Diện tích trồng trọt vượt xa các thời trước, sản lượng lương thực tăng nhiều,...
  • Cả hai đáp án trên đều đúng
  • Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 10: Ở Trung Quốc tôn giáo nào trở thành hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến?

  • Đạo giáo
  • Tôn giáo dân gian Trung Quốc
  • Phật giáo
  • Nho giáo 

Câu 11: Thương nghiệp trong thời Minh - Thanh có những biểu hiện nổi bật nào?

  • Nhiều thành thị phồn thịnh: Bắc Kinh, Nam Kinh,...
  • Nhiều thương cảng lớn: Quảng Châu, Phúc Kiến,... trở thành những trung tâm buôn bán sầm uất - nơi giao thương với các nước Đông Nam Á, Ấn Độ,...
  • Cả hai đáp án trên đều đúng
  • Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 12: Hãy kể tên một số nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc thời đại nhà đường?

  • Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị
  • Đỗ Phủ, Lý Bạch, Ngô Thừa Ân
  • La Quán Trung, Tào Tuyết Cần, Bạch Cư Dị
  • Tư Mã Thiên, Đông Trọng Thư, Ngô Thừa Ân

Câu 13: Thủ công nghiệp trong thời Minh - Thanh có những biểu hiện nổi bật nào?

  • Hình thành những xưởng thủ công tương đối lớn, nhiều nhân công, sản phẩm đa dạng
  • Nghề làm đồ sứ đạt đến độ tinh xảo, nhiều xưởng dệt lớn, chuyên môn hoá cao xuất hiện
  • Đã đóng được những loại thuyền lớn
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 14: Thời Đường, loại hình văn học phát triển nhất là

  • Ca múa
  • Tiểu thuyết
  • Kịch nói
  • Thơ

Câu 15: Từ thế kỉ VII đến thế kỷ XIX, Trung Quốc có những thành tựu nào nổi vật về sử học và văn học

  • Nhiều bộ sử lớn được biên soạn như Minh sử, Thanh thực sử, Tứ khố toàn thư,…
  • Nhiều nhà thơ nổi tiếng: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị.
  • Nhiều tiểu thuyết đồ sộ, ảnh hưởng sâu sắc đến văn học các nước khác: Thủy hử (Thi Nại Am), Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung), Tây Du Ký (Ngô Thừa Ân), Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần),…
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 16: Từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX, Trung Quốc đã trải qua các triều đại

  • Tần, Hán, Tuỳ, Nguyên, Minh, Thanh
  • Tuỳ, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh
  • Đường, Ngũ đại, Tống, Nguyên, Minh, Thanh
  • Đường, Tống, Nguyên, Ngũ đại, Minh, Thanh

Câu 17: Vì sao thời Đường là thời kỳ thịnh vượng của chế độ phong kiến Trung Quốc?  

  • Về chính trị, chế độ quân chủ chuyên chế đạt đến đỉnh cao, mở các cuộc xâm lăng, mở rộng lãnh thổ
  • Về kinh tế, chính sách quân điền tiến bộ về kỹ thuật gieo trồng, con đường tơ lụa phát triển....
  • Về văn hóa, khối lượng tác phẩm đồ sộ đạt đến đỉnh cao, tôn giáo phát triển hài hòa
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 18: Ai là người đã có công thống nhất Trung Quốc, đánh dấu sự hình thành của chế độ phong kiến? 

  • Hán Vũ Đế 
  • Tần Thủy Hoàng 
  • Tần Nhị Thế 
  • Chu Nguyên Chương

Câu 19: Kinh tế thời Minh-Thanh có điểm gì mới so với thời Đường

  • Các thành thị Bắc Kinh, Nam Kinh là trung tâm chính trị, trung tâm kinh tế lớn
  • Thương nghiệp phát triển mạnh mẽ và có dấu hiệu tách ra khỏi nông nghiệp.
  • Sự phát triển của công thương nghiệp đã tạo điều kiện cho sự xuất hiện của mầm mống tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 20: Công trình kiến trúc đồ sô được xây dựng dưới thời Minh là

  • Thanh minh thượng hà đổ 
  • Cung A Phòng
  • Lăng Li Sơn
  • Cố Cung Bắc Kinh

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

Xem Thêm

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.