Trắc nghiệm Lịch sử 7 kết nối bài 12 Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077) (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 Bài 12 Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077) - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Đâu là nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ nhất?

  • Đánh du kích
  • Phòng thủ
  • Đánh lâu dài
  • Chủ chương "Tiến công trước để tự vệ"

Câu 2: Đây là một trong những trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Người chỉ huy trận đánh – Lý Thường Kiệt thực sự là một tướng tài. Tên tuổi của ông mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc ta. Vậy đó là trận đánh nào?

  • Trận Bạch Đằng năm 981
  • Trận đánh châu Ung, châu Khâm và châu Liêm (10-1075)
  • Trận Như Nguyệt (1077)
  • Cả ba trận trên

Câu 3: Chủ chương " tiến công trước để tự vệ có gì đặc biệt"?

  • Là một chủ trương độc đáo, sáng tạo
  • Tiến công để tự vệ chứ không phải là xâm lược => Mục đích chính đáng, rõ ràng
  • Thắng lợi này là đòn phủ đầu mạnh mẽ, làm quân Tống rơi vào thể hoang mang, bị động
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 4: Mục đích chính của Lý Thường Kiệt trong cuộc tấn công sang đất Tống cuối năm 1075 là:

  • Đánh vào cơ quan đầu não của quân Tống
  • Đánh vào nơi tập trung lương thực và khí giới để chuẩn bị đánh Đại Việt
  • Đánh vào khu vực đông dân để tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch
  • Đòi lại phần đất đã mất do bị nhà Tống chiếm

Câu 5: Vì sao Lý Thường Kiệt quyết định xây dựng phòng tuyến chống quân Tống ở sông Như Nguyệt?

  • Sông Như Nguyệt là một chiến tuyến tự nhiên, rất khó để vượt qua
  • Là dòng sông chặn ngang con đường bộ mà quân Tống có thể dùng để tiến vào Thăng Long
  • Thuận lợi cho ta phòng thủ và gây khó khăn cho địch khi tiến công
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 6: Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, làm suy yếu ý chí của quân Tống Lý Thường Kiệt đã làm gì?

  • Tập chung tiêu diệt nhanh quân Tống
  • Ban thưởng cho quân lính
  • Sáng tác bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”
  • Cả 3 ý trên

Câu 7: Việc xây dựng phòng tuyến chống quân Tống ở sông Như Nguyệt đã thể hiện điều gì?

  • Sự sáng tạo Lý Thường Kiệt
  • Mưu trí của Lý Thường Kiệt
  • Khả năng lãnh đạo tài tình của Lý Thường Kiệt
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 8: Tại sao Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa?

  • Lý Thường Kiệt sợ mất lòng vua Tống
  • Để bảo toàn lực lượng và tài sản của nhân dân
  • Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước và là truyền thống nhân đạo của dân tộc
  • Lý Thường Kiệt muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng

Câu 9: Cách kết thúc cuộc kháng chiến của Lý Thường Kiệt mang lại ý nghĩa nào sau đây?

  • Cho quân Tống một lối thoát.
  • Chủ trương nhân đạo, cách ngoại giao khôn khéo và mềm dẻo, tránh gây thêm tổn thất cho cả hai bên
  • Vừa thể hiện sức mạnh của đất nước, vừa không làm tổn hại đến danh dự nhà Tống, đảm bảo được mối quan hệ bang giao hòa hiếu giữa hai nước sau chiến tranh
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 10: Trên cơ sở phân tích diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077), anh (chị) hãy cho biết tư tưởng xuyên suốt của nhà Lý là gì?

  • Nhân đạo
  • Nhân văn
  • Chủ động
  • Bị động

Câu 11: Ý nghĩa của chiến thắng trên sông Như Nguyệt là?

  • Là trận đánh có ý nghĩa lớn lao trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Giáng một đòn mạnh mẽ vào ý chí chiến đấu, khiến quân Tống buộc phải từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt
  • Giữ vững nền độc lập, tự chủ, khẳng định chủ quyền đất nước
  • Thể hiện tinh thần đoàn kết, quyết tâm chống ngoại xâm của nhân dân Đại Việt và sự lãnh đạo sáng suốt, tài ba của Lý Thường Kiệt
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 12: Những vị tướng dân tộc thiểu số tiêu biểu, có đóng góp lớn trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077) là

  • Hà Bổng, Hà Trương
  • Tông Đản, Thân Cảnh Phúc
  • Hoài Trung Hầu, Dương Cảnh Thông
  • Hà Thiện Lãm, Dương Tự Minh

Câu 13: Hãy chỉ ra những nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý (1075-1077)?

  • Lựa chọn và xây dựng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt
  • Nắm bắt thời cơ, tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch khi thấy địch suy yếu
  • Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 14: Cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077) giành thắng lợi không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây? 

  • Nhà Lý đã đưa ra được đường lối đánh giặc đúng đắn, sáng tạo
  • Nhân dân Đại Việt có tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng với kẻ thù
  • Nhà Tống đang lâm vào tình trạng khủng hoảng, tiềm lực suy giảm
  • Sự đoàn kết giữa Đại Việt và Champa trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung

Câu 15: Vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến được thể hiện như thế nào?

  • Là tổng chỉ huy lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.
  • Đưa ra đường lối kháng chiến nhanh chóng, đúng đắn, sáng tạo, giúp quân và dân ta giành được thắng lợi.
  • Là người trực tiếp điều binh khiển tướng và quyết định kết thúc chiến tranh bằng biện pháp hoà bình
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 16: Cách thức kết thúc chiến tranh bằng con đường hòa bình của Lý Thường Kiệt không mang lại ý nghĩa nào sau đây?

  • Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước
  • Thể hiện thiện chí hòa bình, tinh thần nhân đạo của Đại Việt
  • Nhanh chóng kết thúc chiến tranh, hạn chế thương vong
  • Nâng cao vị thế của nhà Lý đối với nhà Tống

Câu 17: Cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý đã để lại những bài học gì cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

  • Luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, ý chí mạnh mẽ, quyết tâm chiến đấu chống giặc ngoại xâm
  • Có đường lối kháng chiến đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh, điểm mạnh, điểm yếu của quân và dân ta
  • Luôn giữ thái độ mềm dẻo, khôn khéo để giữ gìn mối quan hệ với các nước nhưng cũng kiên quyết trấn áp những thế lực có mưu đồ xâm lược
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 18: Để chuẩn bị chiến tranh lâu dài với quân Tống, sau khi mở cuộc tấn công vào đất Tống Lý Thường Kiệt đã làm gì?

  • Tạm thời hòa hoãn với quân Tống để củng cố lực lượng trong nước
  • Cho xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt
  • Tấn công, đập tan cuộc chiến tranh xâm lược của Cham-pa ở phía Nam
  • Đón địch, tiêu diệt lực lượng của địch ngay khi chúng vừa đặt chân đến

Câu 19: Đâu không là lý do khiến Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm nơi xây dựng phòng tuyến đánh giặc?

  • Là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây vào Thăng Long
  • Lực lượng quân Tống sang xâm lược Việt Nam chủ yếu là bộ binh
  • Dựa trên truyền thống đánh giặc trên sông của các triều đại trước
  • Là một chiến hào tự nhiên khó để vượt qua

Câu 20: Ai là người chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược thời Lý?

  • Lý Kế Nguyên
  • Vua Lý Thánh Tông
  • Lý Thường Kiệt
  • Tông Đản

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

Xem Thêm

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.