Trắc nghiệm ôn tập KTPL 11 cánh diều cuối học kì 2 (Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KTPL 11 cuối học kì 2 sách cánh diều . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Hành vi nào dưới đây không vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc?

  • A. Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.
  • B. Gian dối trong khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
  • C. Tham gia tập trung huấn luyện quân sự.
  • D. Cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Câu 2: Khẳng định nào sau đây không đúng khi nói đến quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc?

  • A. Bảo vệ Tổ quốc là quyền cơ bản của công dân.
  • B. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng của công dân.
  • C. Bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm riêng của lực lượng quân đội.
  • D. Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền lãnh thổ đất nước.

Câu 3: Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc gây nên nhiều hậu quả tiêu cực, ngoại trừ việc

  • A. có thể gây nguy hại đến chủ quyền quốc gia.
  • B. xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân.
  • C. gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
  • D. là nhân tố duy nhất gây mất trật tự an toàn xã hội.

Câu 4: Công dân được tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về tất cả các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước dưới hình thức bằng lời nói, văn bản bản điện tử (Facebook, Zalo,...), hoặc dưới hình thức khác – đó là nội dung của quyền nào sau đây?

  • A. Tự do ngôn luận.
  • B. Tự do báo chí.
  • C. Tiếp cận thông tin.
  • D. Tự do tín ngưỡng.

Câu 5: Quyền tự do báo chí là quyền của công dân được

  • A. tiếp cận các thông tin do cơ quan nhà nước nắm giữ.
  • B. lan truyền những thông tin, tài liệu liên quan đến bí mật quốc gia.
  • C. phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề của đất nước.
  • D. sáng tạo các tác phẩm báo chí, tiếp cận và phản hồi thông tin cho báo chí.

Câu 6: Công dân tiếp cận các thông tin do cơ quan nhà nước nắm giữ – đó là nội dung của quyền nào sau đây?

  • A. Quyền tự do báo chí.
  • B. Quyền tự do ngôn luận.
  • C. Quyền tự do tín ngưỡng.
  • D. Quyền tiếp cận thông tin.

Câu 7: Nhận định nào sau đây đúng về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?

  • A. Mỗi công dân chỉ có thể theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo.
  • B. Hoạt động mê tín dị đoan không phải là tự do tôn giáo và tín ngưỡng.
  • C. Việc xâm phạm quyền tự do về tôn giáo chỉ xảy ra ở các tôn giáo lớn.
  • D. Vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo không để lại hậu quả gì nghiêm trọng.

Câu 8: Trong tình huống sau, những chủ thể nào đã vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?

Tình huống. Xã B là một xã miền núi, phần lớn dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống rất khó khăn. Gần đây, trên địa bàn xã xuất hiện một số người lạ mặt (do ông T đứng đầu) đến truyền đạo. Họ lén lút tiếp cận các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tặng quà và tiền, sau đó tuyên truyền, vận động những gia đình này đi theo tôn giáo mới để được thoát nghèo, để có tiền mua xe, xây nhà. Tin lời nhóm người này, ông Q đã đồng ý gia nhập tôn giáo, dỡ bỏ bàn thờ tổ tiên, bỏ bê công việc nương rẫy để nghe giảng đạo và ép buộc vợ con cũng phải thực hiện giống mình. Quá sợ hãi trước các hành vi của chồng, bà M (vợ ông Q) đã bí mật báo sự việc tới chính quyền địa phương và công an xã để nhờ họ trợ giúp.

  • A. Ông Q, bà M và công an xã B.
  • B. Ông Q và nhóm người theo tôn giáo lạ.
  • C. Bà M và chính quyền xã B.
  • D. Chính quyền và công an xã B.

Câu 9: Theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền được bắt người khi người đó đang thực hiện hành vi nào sau đây?

  • A. Ủy quyền giao dịch các hợp đồng dân sự.
  • B. Công khai đấu giá tài sản cá nhân
  • C. Vận chuyển pháo nổ từ 06 kilôgam trở lên.
  • D. Thông báo giá dịch vụ viễn thông.

Câu 10: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi

  • A. giám hộ trẻ vị thành niên. 
  • B. tìm kiếm tù nhân trốn trại.
  • C. theo dõi tội phạm nguy hiểm.
  • D. giam, giữ người trái pháp luật.

Câu 11: Anh Q, anh X, anh B và anh D cùng là bảo vệ tại một nông trường. Một lần, phát hiện anh B lấy trộm mủ cao su của nông trường đem bán, anh D đã giam anh B tại nhà kho với mục đích tống tiền và nhờ anh X canh giữ. Ngày hôm sau, anh Q đi ngang qua nhà kho, vô tình nhìn thấy anh B bị giam, trong khi anh X đang ngủ. Anh Q định bỏ đi vì sợ liên lụy nhưng anh B đã đề nghị anh Q tìm cách giải cứu mình và hứa sẽ không báo cáo cấp trên việc anh Q tổ chức đánh bạc nên anh Q đã giải thoát cho anh B. Những ai sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

  • A. Anh X, anh D và anh Q.
  • B. anh X, anh D và anh B.
  • C. Anh X và anh Q.
  • D. Anh X và anh D.

Câu 12: Mọi hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân đều

  • A. phải bồi thường thiệt hại.
  • B. bị phạt cải tạo không giam giữ.
  • C. phải chịu trách nhiệm pháp lí.
  • D. bị tòa tuyên án tù chung thân.

Câu 13: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

  • A. Gây mất ổn định an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
  • B. Ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của công dân và gia đình.
  • C. Gây thiệt hại về tinh thần, sức khỏe, tính mạng, kinh tế… của công dân.
  • D. Người có hành vi vi phạm phải chịu hình phạt tù trong mọi trường hợp.

Câu 14: Theo quy định của pháp luật, thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được cơ quan chức năng

  • A. bảo đảm bí mật.
  • B. sao kê đồng loạt
  • C. kiểm soát nội dung.
  • D. niêm yết công khai.

Câu 15: Theo quy định của pháp luật, người làm nhiệm vụ chuyển phát vi phạm quyền được bảm đảm an toàn và bí mật thư tín của khách hàng khi

  • A. bảo quản bưu phẩm đường dài.
  • B. tự tiêu hủy thư gửi nhầm địa chỉ.
  • C. chủ động định vị nơi giao nhận.
  • D. thay đổi phương tiện vận chuyển.

Câu 16: Mọi hành vi tự ý xâm phạm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân đều

  • A. được bảo vệ.
  • B. bị nghiêm cấm.
  • C. được khuyến khích.
  • D. không vi phạm pháp luật.

Câu 17: Người bao nhiêu tuổi vi phạm quyền tự do ngôn luận nghiêm trọng phải chịu trách nhiệm hình sự?

  • A. Từ đủ 16 tuổi.
  • B. Từ đủ 13 tuổi.
  • C. Từ đủ 18 tuổi.
  • D. Từ đủ 14 tuổi.

Câu 18: Hành vi nào sau đây vi phạm quyền tự do ngôn luận?

  • A. Nói leo trong lớp.
  • B. Viết thư cho hòm thư góp ý.
  • C. Viết thư ra nước ngoài.
  • D. Viết bài cho báo Hoa học trò.

Câu 19: Vào dịp tháng Giêng các gia đình thường đi xem bói, việc làm đó là?

  • A. Tôn giáo.
  • B. Tín ngưỡng.
  • C. Mê tín dị đoan.
  • D. Công giáo.

Câu 20: Ở Việt Nam, tôn giáo nào chiếm tỷ lệ lớn nhất?

  • A. Phật giáo.
  • B. Thiên Chúa giáo.
  • C. Đạo Cao Đài.
  • D. Đạo Hòa Hảo.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.