Câu 1: Đối với những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, chúng ta cần
-
A. khuyến khích, cổ vũ.
- B. lên án, ngăn chặn.
- C. thờ ơ, vô cảm.
- D. học tập, noi gương.
Câu 2: Chủ thể nào trong các trường hợp dưới đây có hành vi cạnh tranh lành mạnh?
- Trường hợp 1. Khi quảng cáo sản phẩm, doanh nghiệp A luôn đưa ra thông tin khuếch đại ưu điểm sản phẩm của mình so với các sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác đang bán trên thị trường.
- Trường hợp 2. Do có tiềm năng về tài chính, doanh nghiệp Z quyết định bán phá giá sản phẩm của mình với giá thành thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường để loại bỏ các đối thủ cạnh tranh.
- Trường hợp 3. Công ty D tìm mọi cách để mua được thông tin chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Y - đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
- Trường hợp 4. Công ty K luôn quan tâm đến việc tạo sự thân thiện, tin tưởng của khách hàng thông qua việc cung cấp sản phẩm có chất lượng cao kết hợp với quan tâm, chăm sóc, ưu đãi khách hàng.
- A. Doanh nghiệp A (trong trường hợp 1).
- B. Doanh nghiệp Z (trong trường hợp 2).
- C. Công ty D (trong trường hợp 3).
-
D. Công ty K (trong trường hợp 4).
Câu 3: Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu hàng hóa, dịch vụ trên thị trường, ngoại trừ nhân tố
- A. thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng.
- B. dự đoán của người tiêu dùng về thị trường.
-
C. số lượng người bán hàng hóa, dịch vụ.
- D. giá cả những hàng hóa, dịch vụ thay thế.
Câu 4: Xác định nhân tố ảnh hưởng đến lượng cung hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp sau:
Trường hợp. Xu hướng tiêu dùng “sản phẩm xanh” đang dần trở thành phổ biến ở Việt Nam. Người tiêu dùng ngày càng chọn mua nhiều hơn các sản phẩm có yếu tố “xanh”, lựa chọn các phương thức tiêu dùng bền vững, thân thiện với môi trường. Đây là những thay đổi tích cực của xu hướng tiêu dùng, làm cho cộng đồng “người tiêu dùng xanh” ngày càng trở nên đông đảo.
- A. Thu nhập của người tiêu dùng.
-
B. Tâm lí, thị hiếu của người tiêu dùng.
- C. Giá cả của hàng hóa, dịch vụ thay thế.
- D. Quy mô dân số thế giới ngày càng tăng.
Câu 5: Khai thác thông tin dưới đây và cho biết: nhận xét nào đúng về tình hình cung - cầu lao động trên thị trường ở Việt Nam năm 2021?
Thông tin. Năm 2021, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của Việt Nam đạt 50,6 triệu người. Trong đó, lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 49,1 triệu người. Tỉ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ước tính là 3,20%, tỉ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi là 3,10%.
- A. Nguồn cung lao động nhỏ hơn so với nhu cầu tuyển dụng việc làm.
- B. Có sự cân bằng giữa nguồn cung lao động với nhu cầu tuyển dụng.
-
C. Nguồn cung lao động lớn hơn so với nhu cầu tuyển dụng việc làm.
- D. Cán cân cung - cầu lao động được giữ ở mức cân bằng và ổn định.
Câu 6: Một trong những xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường ở Việt Nam hiện nay là
-
A. Lao động trong nông nghiệp giảm, lao động trong công nghiệp và dịch vụ tăng.
- B. Lao động chưa qua đào tạo tăng lên và chiếm ưu thế so với lao động được đào tạo.
- C. Tốc độ tăng lao động trong khu vực dịch vụ tăng chậm hơn khu vực sản xuất.
- D. Lao động trong công nghiệp và dịch vụ giảm; lao động trong nông nghiệp tăng.
Câu 7: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “….. là hoạt động lao động tạo ra thu nhập và không bị pháp luật cấm”.
- A. Lao động.
- B. Làm việc.
-
C. Việc làm.
- D. Khởi nghiệp.
Câu 8: Trong nền kinh tế thị trường, việc làm…..
- A. tồn tại dưới nhiều hình thức, bị giới hạn về không gian và thời gian.
- B. chỉ tồn tại dưới một hình thức duy nhất và bị giới hạn về không gian.
-
C. tồn tại dưới nhiều hình thức; không giới hạn về không gian, thời gian.
- D. chỉ tồn tại dưới một hình thức duy nhất, không giới hạn về thời gian.
Câu 9: Nơi diễn ra sự thỏa thuận, xác lập hợp đồng làm việc giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm, tiền lương và điều kiện làm việc được gọi là
-
A. thị trường việc làm.
- B. thị trường lao động.
- C. trung tâm giới thiệu việc làm.
- D. trung tâm môi giới việc làm.
Câu 10: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng thất nghiệp?
- A. Người lao động thiếu kĩ năng làm việc.
- B. Người lao động bị sa thải do vi phạm kỉ luật.
- C. Tự thôi việc do không hài lòng với công việc đang có.
-
D. Sự mất cân đối giữa cung và cầu trên thị trường lao động.
Câu 11: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng thất nghiệp?
- A. Sự mất cân đối giữa lượng cung và cầu trên thị trường lao động.
-
B. Người lao động thiếu chuyên môn, nghiệp vụ và kĩ năng làm việc.
- C. Nền kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất.
- D. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nên đặt ra yêu cầu mới về chất lượng lao động.
Câu 12: Sự tăng mức giá chung các hàng hóa, dịch vụ của nền kinh tế (thường tính bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI) một cách liên tục trong một thời gian nhất định được gọi là
- A. tăng trưởng.
-
B. lạm phát.
- C. khủng hoảng.
- D. suy thoái.
Câu 13: Chỉ số giá tiêu dùng được viết tắt là
-
A. CPI.
- B. KPI.
- C. GDP.
- D. HDI.
Câu 14: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng lợi thế nội tại giúp hình thành ý tưởng kinh doanh?
- A. Chính sách vĩ mô của nhà nước.
- B. Nhu cầu sản phẩm trên thị trường.
- C. Lợi thế về nguồn cung ứng sản phẩm.
-
D. Đam mê, hiểu biết của chủ thể kinh doanh.
Câu 15: Một trong những cơ hội bên ngoài giúp hình thành ý tưởng kinh doanh là
-
A. nhu cầu sản phẩm trên thị trường.
- B. khát vọng khởi nghiệp chủ thể kinh doanh.
- C. sự đam mê, hiểu biết của chủ thể kinh doanh.
- D. khả năng huy động nguồn lực của chủ thể kinh doanh.
Câu 16: Đạo đức kinh doanh được hiểu là….
-
A. những chuẩn mực đạo đức cơ bản được biểu hiện cụ thể trong các lĩnh vực kinh doanh.
- B. tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức mà bất kì cá nhân nào trong xã hội cũng có.
- C. trách nhiệm của công dân đối với sự phát triển kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước.
- D. yêu cầu cần có về kiến thức – kĩ năng – thái độ và năng lực của mỗi công dân trong xã hội.
Câu 17: Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa chủ thể sản xuất với khách hàng?
- A. Giữ chữ tín, thực hiện đúng nghĩa vụ và cam kết.
- B. Trung thực, trách nhiệm trong kinh doanh.
- C. Không sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng.
-
D. Đảm bảo lợi ích chính đáng cho người lao động.
Câu 18: Một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa chủ thể sản xuất với người lao động là…..
- A. vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh.
-
B. đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên.
- C. tích cực thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.
- D. không sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng.
Câu 19: Nội dung nào sau đây không phải là đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng Việt Nam?
- A. Tính hợp lí.
- B. Tính kế thừa.
- C. Tính thời đại.
-
D. Tính khôn vặt.
Câu 20: Thói quen tiêu dùng của chị P trong trường hợp dưới đây phản ánh về đặc điểm nào trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam?
Trường hợp. Là người tiêu dùng thận trọng, chị P luôn cân nhắc trước khi mua hàng hoá. Với sự đa dạng về chủng loại, giá cả và mẫu mã sản phẩm trên thị trường, chị P đã biết lựa chọn hàng hoá một cách hợp lí. Để tránh lãng phí, trước khi quyết định mua hàng, chị thường tìm hiểu thông tin về hàng hoá, sản phẩm mình cần (giá cả, tính năng, chất lượng và phản hồi từ người tiêu dùng khác),...
- A. Tính kế thừa.
- B. Tính giá trị.
- C. Tính thời đại.
-
D. Tính hợp lí.