TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Tình trạng người lao động mong muốn có việc làm nhưng chưa tìm được việc làm được gọi là
-
A. thất nghiệp.
- B. sa thải.
- C. giải nghệ.
- D. bỏ việc.
Câu 2: Tình trạng thất nghiệp xuất hiện khi người lao động thay đổi công việc hoặc chỗ ở,… chưa tìm được việc làm mới được gọi là
-
A. thất nghiệp tạm thời.
- B. thất nghiệp cơ cấu.
- C. thất nghiệp chu kỳ.
- D. thất nghiệp tự nguyện.
Câu 3: Tình trạng thất nghiệp xảy ra do người lao động mong muốn làm việc nhưng không thể tìm kiếm được việc làm được gọi là
- A. thất nghiệp tự nguyện.
-
B. thất nghiệp không tự nguyện.
- C. thất nghiệp cơ cấu.
- D. thất nghiệp tạm thời.
Câu 4: Xác định loại hình thất nghiệp được đề cập đến trong trường hợp sau:
Trường hợp: Ông B không đáp ứng được yêu cầu của việc làm mới khi doanh nghiệp chuyển đổi sang quy trình sản xuất hiện đại nên phải nghỉ việc.
- A. Thất nghiệp tạm thời.
-
B. Thất nghiệp cơ cấu.
- C. Thất nghiệp chu kì.
- D. Thất nghiệp tự nguyện.
Câu 5: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng thất nghiệp?
- A. Người lao động thiếu kĩ năng làm việc.
- B. Người lao động bị sa thải do vi phạm kỉ luật.
- C. Tự thôi việc do không hài lòng với công việc đang có.
-
D. Sự mất cân đối giữa cung và cầu trên thị trường lao động.
Câu 6: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng thất nghiệp?
- A. Sự mất cân đối giữa lượng cung và cầu trên thị trường lao động.
-
B. Người lao động thiếu chuyên môn, nghiệp vụ và kĩ năng làm việc.
- C. Nền kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất.
- D. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nên đặt ra yêu cầu mới về chất lượng lao động.
Câu 7: Tình trạng thất nghiệp để lại hậu quả như thế nào đối với mỗi cá nhân?
-
A. Thu nhập giảm hoặc không có, đời sống gặp nhiều khó khăn.
- B. Lợi nhuận giảm hoặc thua lỗ, buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất.
- C. Lãng phí nguồn lực, làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái.
- D. Phát sinh nhiều tệ nạn xã hội; trật tự, an ninh xã hội không ổn định.
Câu 8: Xác định loại hình thất nghiệp được đề cập đến trong trường hợp sau:
Trường hợp: Doanh nghiệp A tạm ngưng sản xuất do thiếu đơn hàng, chị P phải nghỉ việc và không tìm được việc làm khác trong tình hình kinh tế thành phố đang đình trệ. Chị mong chờ doanh nghiệp A hồi phục sản xuất, tuyển dụng lại lao động tạm nghỉ việc để chị lại có được việc làm như trước.
- A. Thất nghiệp tạm thời.
- B. Thất nghiệp cơ cấu.
-
C. Thất nghiệp chu kì.
- D. Thất nghiệp tự nguyện.
Câu 9: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp?
- A. Hoàn thiện thể chế về thị trường lao động, thực hiện đúng pháp luật về lao động.
- B. Khuyến khích các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh mở rộng hoạt động sản xuất.
- C. Thực hiện chính sách an sinh xã hội, chính sách giải quyết việc làm cho người lao động.
-
D. Nghiêm cấm doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhằm bảo vệ các doanh nghiệp trong nước.
Câu 10: Trong trường hợp dưới đây, nhà nước đã thực hiện chính sách nào để kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp?
Trường hợp: Nền kinh tế thực hiện quá trình chuyển đổi số sẽ làm cho một bộ phận người lao động không đáp ứng được yêu cầu của công việc mới, họ không có việc làm, không có thu nhập và gia tăng tình trạng thất nghiệp trong xã hội. Nhà nước cần hỗ trợ kinh phí đào tạo và tái đào tạo người lao động, khuyến khích và hỗ trợ khởi nghiệp tự tạo việc làm, cải thiện dịch vụ thị trường lao động.
- A. Trợ cấp cho người lao động bị thất nghiệp/ người lao động đang tạm thời ngừng việc.
- B. Nghiêm cấm doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhằm bảo vệ các doanh nghiệp trong nước.
- C. Hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục, phát triển sản xuất thông qua chính sách tài khóa, tiền tệ.
-
D. Hỗ trợ kinh phí đào tạo và tái đào tạo người lao động; khuyến khích và hỗ trợ khởi nghiệp.
Câu 11: Tình trạng thất nghiệp xảy ra do người lao động không muốn làm việc vì điều kiện làm việc và mức lương chưa phù hợp với họ được gọi là
-
A. thất nghiệp tự nguyện.
- B. thất nghiệp không tự nguyện.
- C. thất nghiệp cơ cấu.
- D. thất nghiệp tạm thời.
Câu 12: Tình trạng thất nghiệp để lại các hậu quả gì cho xã hội?
- A. Tình trạng thất nghiệp chỉ ảnh hưởng đến người lao động.
- B. Tình trạng thất nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới nhà nước.
-
C. Tình trạng thất nghiệp ảnh hưởng nặng nề đối với mỗi cá nhân, với nền kinh tế và mọi mặt của đời sống.
- D. Tình trạng thất nghiệp gây ảnh hưởng đối với các chuỗi cung ứng toàn quốc.
Câu 13: Các nguyên nhân khách quan có thể gây ra tình trạng thất nghiệp là gì?
- A. Do bị kỷ luật bởi công ty đang theo làm.
- B. Do tình hình kinh doanh của công ty đang theo làm bị thua lỗ đóng cửa.
-
C. Do thiếu kỹ năng chuyên môn, không đáp ứng được những yêu cầu mà công việc đề ra.
- D. Do sự không hài lòng với công việc mà mình đang có.
Câu 14: Theo em, vai trò của nhà nước đóng vai trò như thế nào trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp?
- A. Nhà nước đóng vai trò không mấy quan trọng trong việc kiểm soát thất nghiệp.
- B. Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát thất nghiệp.
-
C. Nhà nước chỉ là bên trung gian về vấn đề giải quyết được tình trạng thất nghiệp.
- D. Chỉ có người lao động mới giải quyết được tình trạng thất nghiệp cho bản thân.
Câu 15: Nhà nước đã làm thế nào để tích cực thông báo đến cho người dân về diễn biến của tình trạng thất nghiệp?
-
A. Tích cực quan sát tình hình về việc làm và đưa ra các dự báo về các ngành nghề cho người lao động.
- B. Tập trung đầu tư cho các ngành nghề đang mang lại nguồn lợi kinh tế lớn.
- C. Thực hiện các hành động giúp đỡ người thất nghiệp vượt được qua khó khăn trong khi chưa tìm được việc làm.
- D. Hỗ trợ người lao động tìm được ra định hướng phù hợp với bản thân.
Câu 16: Tình trạng thất nghiệp gây ra các hệ lụy gì cho chính trị - xã hội?
- A. Tạo điều kiện cho các ngành nghề cùng phát triển.
-
B. Tạo ra các hiện tượng tiêu cực cho xã hội, gây xáo trộn tình hình trật tự trong xã hội, bãi công, biểu tình tăng lên.
- C. Tạo ra các chuyển biến tích cực cho thị trường lao động.
- D. Tình hình chính trị - xã hội được đảm bảo và phát triển.
Câu 17: Tình trạng thất nghiệp gây ảnh hưởng thế nào đối với sự phát triển của nền kinh tế của một quốc gia?
- A. Nền kinh tế có đà tăng trưởng mạnh.
- B. Tạo được động lực cho nền kinh tế phát triển và đi lên.
- C. Ngân sách đầu tư cho ngành tăng lên.
-
D. Gây lãng phí nguồn nhân lực, kinh tế bị rơi vào tình trạng suy thoái.
Câu 18: Chị A vừa mới tốt nghiệp đại học, chị chưa tìm được cho mình một công việc phù hợp với sở thích của mình nên hiện tại chị vẫn ở nhà. Theo em chị A có phải đang ở trong tình trạng thất nghiệp không?
- A. Không vì chị A vẫn muốn làm việc nên không bị gọi là thất nghiệp.
- B. Không vì các công ty không đáp ứng được các nhu cầu mà chị A mong đợi, chứ không phải chị A không đáp ứng được.
-
C. Có chị A đang thuộc dạng thất nghiệp tự nguyện do chưa tìm được các công việc có điều kiện mà chị cần.
- D. Có vì chị A chưa đi làm gì nên là thất nghiệp.
Câu 19: Người dân xã D trước giờ kiếm sống nhờ làm các sản phẩm về mây tre đan, nhưng đứng trước tình hình thị trường cạnh tranh khốc liệt sản phẩm của xã D được làm thủ công hầu hết các công đoạn dẫn đến giá thành của sản phẩm bán ra đắt hơn các nơi khác, khó cạnh tranh. Người dân xã D lo lắng vì nếu không phát triển được nghề thì rất nhiều người dân trong xã sẽ rơi vào tình trạng thất nghiệp. Theo em, xã D nên thay đổi như thế nào để thích ứng được với thị trường?
- A. Xã D chỉ cần tuyển thêm nhân công vào làm việc trong nghề mây tre đan là có thể giải quyết được vấn đề.
-
B. Xã D nên áp dụng các tiến bộ kĩ thuật vào làm thay một số công đoạn làm việc để giúp tăng năng suất lao động.
- C. Xã D nên giảm giá thành sản phẩm để có thể cạnh tranh được tốt hơn với các nơi khác.
- D. Thay đổi phương thức kinh doanh tại xã.
Câu 20: “Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 – 2030 tầm nhìn đến năm 2045 nhằm đưa nước ta trở thành quốc gia phát triển hàng đầu về giáo dục nghề nghiệp trong khu vực ASEAN, bắt kịp tốc độ tiên tiến của thế giới.”
Nhà nước có vai trò gì trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp trong trường hợp trên?
- A. Nhà nước mở rộng quy mô sản xuất của các hoạt động công nghiệp định hướng khoa học tiên tiến, giúp cho nhiều người tiếp cận với những công việc khó, giảm nguy cơ thất nghiệp.
- B. Nhà nước tăng cường xuất khẩu lao động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, điều này nhằm nâng cao trình độ của người lao động trong xu thế mới.
- C. Nhà nước đưa ra chính sách nhằm phát triển việc dạy nghề, giúp cho nhiều người có công ăn việc làm hơn.
-
D. Tất cả các đáp án trên