Trắc nghiệm KTPL 11 Cánh diều bài 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường (P2) - sách Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: “Sự tranh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm có được những ưu thế trong sản xuất tiêu thụ hàng hóa, qua đó thu được lợi ích tối đa” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  • A. Cạnh tranh.
  • B. Đấu tranh.
  • C. Đối đầu.
  • D. Đối kháng.

Câu 2: Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể sản xuất luôn phải cạnh tranh, giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nhằm

  • A. mua được hàng hóa có chất lượng tốt hơn.
  • B. mua được hàng hóa với giá thành rẻ hơn.
  • C. thu được lợi nhuận cao nhất cho mình.
  • D. đạt được lợi ích cao nhất từ việc trao đổi.

Câu 3: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh kinh tế?

  • A. Tồn tại nhiều chủ sở hữu, là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh.
  • B. Nền kinh tế chỉ tồn tại duy nhất một đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh.
  • C. Các chủ thể kinh tế luôn giành giật những điều kiện thuận lợi để thu lợi nhuận cao nhất.
  • D. Các chủ thể kinh tế có điều kiện sản xuất khác nhau, tạo ra chất lượng sản phẩm khác nhau.

Câu 4: Mua được hàng hóa rẻ hơn, chất lượng tốt hơn - đó là sự cạnh tranh giữa những chủ thể nào?

  • A. Giữa các chủ thể sản xuất với nhau.
  • B. Giữa người sản xuất và người tiêu dùng.
  • C. Giữa người tiêu dùng với nhau.
  • D. Tất cả các phương án trên đều đúng.

Câu 5: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường?

  • A. Cạnh tranh là nhân tố kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.
  • B. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
  • C. Người tiêu dùng được tiếp cận với hàng hóa, dịch vụ chất lượng tốt.
  • D. Cạnh tranh trở thành động lực cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường.

Câu 6: “Những hành vi trái với quy định của pháp luật, các nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại, các chuẩn mực khác trong kinh doanh; có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng, tổn hại đến môi trường kinh doanh, tác động xấu đến đời sống xã hội. động xấu đến đời sống xã hội” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  • A. Văn hóa tiêu dùng.
  • B. Đạo đức kinh doanh.
  • C. Cạnh tranh lành mạnh.
  • D. Cạnh tranh không lành mạnh.

Câu 7: Đối với những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, chúng ta cần

  • A. khuyến khích, cổ vũ.
  • B. lên án, ngăn chặn.
  • C. thờ ơ, vô cảm.
  • D. học tập, noi gương.

Câu 8: Chủ thể nào trong các trường hợp dưới đây có hành vi cạnh tranh lành mạnh?

- Trường hợp 1: Khi quảng cáo sản phẩm, doanh nghiệp A luôn đưa ra thông tin khuếch đại ưu điểm sản phẩm của mình so với các sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác đang bán trên thị trường.

- Trường hợp 2: Do có tiềm năng về tài chính, doanh nghiệp Z quyết định bán phá giá sản phẩm của mình với giá thành thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường để loại bỏ các đối thủ cạnh tranh.

- Trường hợp 3: Công ty D tìm mọi cách để mua được thông tin chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Y - đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

- Trường hợp 4: Công ty K luôn quan tâm đến việc tạo sự thân thiện, tin tưởng của khách hàng thông qua việc cung cấp sản phẩm có chất lượng cao kết hợp với quan tâm, chăm sóc, ưu đãi khách hàng.

  • A. Doanh nghiệp A (trong trường hợp 1).
  • B. Doanh nghiệp Z (trong trường hợp 2).
  • C. Công ty D (trong trường hợp 3).
  • D. Công ty K (trong trường hợp 4).

Câu 9: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của việc cạnh tranh không lành mạnh?

  • A. Bán phá giá sản phẩm để tiêu diệt đối thủ.
  • B. Nâng cao chất lượng dịch vụ, hàng hóa.
  • C. Đầu tư, cải tiến trang thiết bị, máy móc.
  • D. Đãi ngộ tốt với lao động có tay nghề cao.

Câu 10: Cạnh tranh tạo điều kiện để người tiêu dùng được tiếp cận hàng hóa

  • A. đơn điệu về mẫu mã; chủng loại, chất lượng kém; giá thành cao.
  • B. chất lượng tốt; phong phú về mẫu mã, chủng loại; giá cả hợp lý.
  • C. giá thành cao; đơn điệu về mẫu mã, chủng loại; chất lượng tốt.
  • D. chất lượng tốt, phong phú về mẫu mã, chủng loại; giá thành cao.

Câu 11: Trong nền kinh tế thị trường diễn ra sự cạnh tranh giữa các chủ thể nào sau đây?

  • A. Giữa các chủ thể sản xuất với nhau.
  • B. Giữa người sản xuất và người tiêu dùng.
  • C. Giữa người tiêu dùng với nhau.
  • D. Tất cả các phương án trên đều đúng.

Câu 12: Nội dung nào sau đây không đúng khi bàn về vấn đề cạnh tranh không lành mạnh?

  • A. Là những hành vi trái với quy định của pháp luật.
  • B. Gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của doanh nghiệp khác.
  • C. Phù hợp với nguyên tắc thiện chí, trung thực trong kinh doanh.
  • D. Tổn hại đến môi trường kinh doanh, tác động xấu đến xã hội.

Câu 13: Chủ thể nào trong các trường hợp dưới đây có hành vi cạnh tranh không lành mạnh?

- Trường hợp 1: Khi quảng cáo sản phẩm, doanh nghiệp A luôn đưa ra thông tin khuếch đại ưu điểm sản phẩm của mình so với các sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác đang bán trên thị trường.

- Trường hợp 2: Công ty K luôn quan tâm đến việc tạo sự thân thiện, tin tưởng của khách hàng thông qua việc cung cấp sản phẩm có chất lượng cao kết hợp với quan tâm, chăm sóc, ưu đãi khách hàng.

- Trường hợp 3: Tổng công ty may G đầu tư mua sắm các thiết bị kĩ thuật may tiên tiến để nâng cao năng suất lao động, tăng chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

  • A. Doanh nghiệp A (trong trường hợp 1).
  • B. Công ty K (trong trường hợp 2).
  • C. Tổng công ty may G (trong trường hợp 3).
  • D. Doanh nghiệp A, công ty K và công ty G.

Câu 14: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường?

  • A. Là sự tranh đua giữa các chủ thể kinh tế.
  • B. Là sự hợp tác, giúp đỡ giữa các chủ thể kinh tế.
  • C. Chỉ diễn ra giữa người sản xuất và người tiêu dùng.
  • D. Chỉ diễn ra sự cạnh tranh giữa các chủ thể sản xuất.

Câu 15: Nhận định nào dưới đây là sai khi bàn về vấn đề: cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường?

  • A. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
  • B. Trong nền kinh tế, cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế là điều tất yếu.
  • C. Trong nền kinh tế, cạnh tranh chỉ diễn ra giữa các chủ thể sản xuất.
  • D. Cần lên án và ngăn chặn những hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Câu 16: Hộ ông T có một chuỗi kinh doanh hải sản tươi sống, đối thủ của ông T là ông K cũng có hình thức kinh doanh tương tự. Để có thể vượt qua được hộ ông K, ông T thuê người tung tin đồn thất thiệt về chất lượng nguồn hải sản nhà ông K, khiến hộ nhà ông K mất khách trong một thời gian dài. Cách thức cạnh tranh của ông T đã được coi là cạnh tranh lành mạnh hay chưa?

  • A. Cách cạnh tranh của ông T đã mang lại hiệu quả kinh doanh đáng kể.
  • B. Hình thức cạnh tranh của hộ ông T không được coi là hình thức cạnh tranh lành mạnh vì đã làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của nhà ông K.
  • C. Hình thức cạnh tranh của hộ ông T đã giúp ông K có được thêm bài học quan trọng trong việc làm ăn và kinh doanh.
  • D. Hình thức cạnh tranh của ông T làm cho thị trường kinh tế thị trường ngày một phát triển rộng mở.

Câu 17: Cạnh tranh mang lại những vai trò nào trong trường hợp sau đây “Hãng bánh H mới tung ra thị trường một loại bánh mới chất lượng được cải tiến vượt bậc cùng giá thành vô cùng cạnh tranh”?

  • A. Giúp cho người tiêu dùng được tiếp cận với các nguồn hàng đắt đỏ.
  • B. Giúp cho người tiêu dùng được tiếp cận với nguồn sản phẩm có chất lượng tốt và giá thành phải chăng.
  • C. Người tiêu chịu tác động tiêu cực do các hãng bánh cạnh tranh khốc liệt với nhau.
  • D. Người tiêu dùng không được hưởng lợi từ sự cạnh tranh của các chủ thể kinh tế.

Câu 18: Công ty H kinh doanh mặt hàng gốm sứ nhưng do mới vào ngành nên chưa có nhiều khách hàng biết đến tên tuổi của công ty H. Công ty H có đăng tải các quảng cáo về sản phẩm mình, trong các quảng cáo của công ty luôn đề cao chất lượng sản phẩm của công ty mình và đem một số sản phẩm vô danh nhưng lại gắn mác của công ty đối thủ để làm căn cứ so sánh nhằm mục đích đẩy cao danh tiếng cho sản phẩm của công ty, hạ thấp sản phẩm của đối thủ. Em có suy nghĩ như thế nào về hành vi cạnh tranh của công ty H?

  • A. Công ty H đã áp dụng rất chuẩn mực các biện pháp để đưa tên tuổi của sản phẩm công ty mình lên cao.
  • B. Hành động của công ty H đáng được những công ty mới thành lập học tập để nâng cao danh tiếng cho công ty của mình.
  • C. Hành động quảng cáo về sản phẩm của công ty H là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
  • D. Những hành động của công ty H không làm khách hàng có thiện cảm về sản phẩm của công ty do công ty mới thành lập.

Câu 19: “Trong thời gian qua, việc kinh doanh của công ty H có dấu hiệu thua kém công ty K về doanh thu và lợi nhuận. Giám đốc công ty H đã tìm nhiều cách khắc phục. Ông đã cắt giảm chi phí sản xuất bằng cách tìm mua nguyên vật liệu có chất lượng kém hơn, nguồn gốc không rõ ràng.”

Em đồng tình hay không đồng tình với hành động của giám đốc công ty H trong tình huống này? Vì sao?

  • A. Đồng tình. Vì đây là một cách thường thấy mà các doanh nghiệp của nước ta hay thực hiện.
  • B. Đồng tình. Vì đã cạnh tranh thì không được tỏ ra yếu mềm, thương người.
  • C. Không đồng tình. Vì đó là cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng đến chất lượng cần đạt của sản phẩm.
  • D. Không đồng tình. Vì cách làm của giám đốc không hợp lí, đúng ra ông phải thảo luận với giám đốc của công ty kia trước.

Câu 20: Đâu không phải nhận định đúng về nguyên nhân của cạnh tranh?

  • A. Cạnh tranh nảy sinh do sự tồn tại các chủ thể kinh tế với các hình thức sở hữu nguồn lực khác nhau, độc lập với nhau, tự do sản xuất, kinh doanh.
  • B. Cạnh tranh xuất hiện là do sự giành giật các điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá của các chủ thể kinh tế để thu được lợi ích cao nhất cho mình.
  • C. Cạnh tranh xuất hiện là do sự phối hợp giữa các chủ thể kinh tế nhằm cùng thu được lợi ích trong hoạt động kinh tế.
  • D. Vì các nguồn lực có hạn, các điều kiện sản xuất, mua bán và tiêu dùng khác nhau nên để thực hiện được lợi ích của mình, các chủ thể kinh tế phải cạnh tranh với nhau.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.