Trắc nghiệm ôn tập KTPL 11 cánh diều cuối học kì 1 (Đề số 2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KTPL 11 cuối học kì 1 sách cánh diều . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường?

  • A. Cạnh tranh là nhân tố kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.
  • B. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
  • C. Người tiêu dùng được tiếp cận với hàng hóa, dịch vụ chất lượng tốt.
  • D. Cạnh tranh trở thành động lực cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường.

Câu 2: “Những hành vi trái với quy định của pháp luật, các nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại, các chuẩn mực khác trong kinh doanh; có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng, tổn hại đến môi trường kinh doanh, tác động xấu đến đời sống xã hội. động xấu đến đời sống xã hội” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  • A. Văn hóa tiêu dùng.
  • B. Đạo đức kinh doanh.
  • C. Cạnh tranh lành mạnh.
  • D. Cạnh tranh không lành mạnh.

Câu 3: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề: lượng cung hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế thị trường?

  • A. Toàn bộ sản phẩm sản xuất ra trong nền kinh tế đều được coi là cung.
  • B. Chỉ có một nhân tố duy nhất ảnh hưởng đến cung, đó là: giá bản sản phẩm.
  • C. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lượng cung hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.
  • D. Giá cả của yếu tố đầu vào sản xuất không ảnh hưởng đến lượng cung hàng hóa.

Câu 4: Cầu là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà….

  • A. nhà cung cấp đang nỗ lực sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
  • B. nhà phân phối đang thực hiện hoạt động đầu cơ để tạo sự khan hiếm trên thị trường.
  • C. nhà cung cấp sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu của thị trường với mức giá được xác định.
  • D. người tiêu dùng sẵn sàng mua với một mức giá nhất định trong khoảng thời gian xác định.

Câu 5: Thị trường lao động được cấu thành bởi 3 yếu tố là:

  • A. cung, cầu và năng suất lao động.
  • B. cung, cầu và giá cả sức lao động.
  • C. cung, cầu và chất lượng lao động.
  • D. cung, cầu và trình độ chuyên môn.

Câu 6: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường ở Việt Nam hiện nay?

  • A. Lao động trong nông nghiệp giảm, lao động trong công nghiệp và dịch vụ tăng.
  • B. Lao động được đào tạo tăng lên và chiếm ưu thế so với lao động chưa qua đào tạo.
  • C. Tốc độ tăng lao động trong khu vực dịch vụ tăng nhanh hơn khu vực sản xuất.
  • D. Lao động trong công nghiệp và dịch vụ giảm; lao động trong nông nghiệp tăng.

Câu 7: Thị trường việc làm kết nối cung - cầu lao động trên thị trường thông qua nhiều hình thức, ngoại trừ

  • A. các phiên giao dịch việc làm.
  • B. các trung tâm môi giới và giới thiệu việc làm.
  • C. mở các trung tâm dạy nghề và giáo dục thường xuyên.
  • D. thông tin tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Câu 8: Thị trường lao động và thị trường việc làm có mối quan hệ như thế nào?

  • A. Tác động qua lại chặt chẽ với nhau.
  • B. Tồn tại độc lập, không có mối liên hệ gì.
  • C. Tác động một chiều từ phía thị trường lao động.
  • D. Tác động một chiều từ phía thị trường việc làm.

Câu 9: Người tiêu dùng Việt Nam biết cân nhắc, lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân và thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội – đó là biểu hiện đặc điểm nào của văn hóa tiêu dùng?

  • A. Tính kế thừa.
  • B. Tính giá trị.
  • C. Tính thời đại.
  • D. Tính hợp lí.

Câu 10: Tình trạng thất nghiệp xảy ra do người lao động mong muốn làm việc nhưng không thể tìm kiếm được việc làm được gọi là

  • A. thất nghiệp tự nguyện.
  • B. thất nghiệp không tự nguyện.
  • C. thất nghiệp cơ cấu.
  • D. thất nghiệp tạm thời.

Câu 11: Xác định loại hình thất nghiệp được đề cập đến trong trường hợp sau:

Trường hợp. Ông B không đáp ứng được yêu cầu của việc làm mới khi doanh nghiệp chuyển đổi sang quy trình sản xuất hiện đại nên phải nghỉ việc.

  • A. Thất nghiệp tạm thời.
  • B. Thất nghiệp cơ cấu.
  • C. Thất nghiệp chu kì.
  • D. Thất nghiệp tự nguyện.

Câu 12: Căn cứ vào tỉ lệ, có thể chia lạm phát thành mấy loại hình?

  • A. 2 loại hình.
  • B. 3 loại hình.
  • C. 4 loại hình.
  • D. 5 loại hình.

Câu 13: Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát, mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm (10% £ CPI < 1.000%) được gọi là tình trạng

  • A. lạm phát vừa phải.
  • B. lạm phát phi mã.
  • C. siêu lạm phát.
  • D. lạm phát nghiêm trọng.

Câu 14: Các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh, bao gồm:

  • A. nguồn vốn đầu tư và khát vọng khởi nghiệp.
  • B. kinh nghiệm khởi nghiệp và yếu tố nội lực.
  • C. cơ hội bên ngoài và thời cơ khách quan.
  • D. lợi thế nội tại và cơ hội bên ngoài.

Câu 15: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những cơ hội bên ngoài giúp hình thành ý tưởng kinh doanh?

  • A. Chính sách vĩ mô của nhà nước.
  • B. Nhu cầu sản phẩm trên thị trường.
  • C. Lợi thế về nguồn cung ứng sản phẩm.
  • D. Đam mê, hiểu biết của chủ thể kinh doanh.

Câu 16: Một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa các chủ thể sản xuất với nhau là

  • A. vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh.
  • B. đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên.
  • C. tích cực thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.
  • D. không sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng.

Câu 17: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của đạo đức kinh doanh?

  • A. Phân biệt đối xử giữa lao động nam và lao động nữ.
  • B. Sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng.
  • C. Thực hiện đúng nghĩa vụ và cam kết với khách hàng.
  • D. Trốn tránh việc thực hiện trách nhiệm với cộng đồng.

Câu 18: Chủ thể nào dưới đây có hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh?

  • A. Chị T nhập hoa quả từ Trung Quốc về bán nhưng quảng cáo là hàng nhập khẩu từ Mĩ.
  • B. Doanh nghiệp P đóng bảo hiểm đầy đủ cho nhân viên theo đúng quy định pháp luật.
  • C. Cửa hàng X thường xuyên lấy ý kiến của khách hàng để cải thiện chất lượng dịch vụ.
  • D. Khi phát hiện hàng hóa bị lỗi, doanh nghiệp K chủ động tiến hành thu hồi sản phẩm.

Câu 19: Đối với đời sống xã hội, văn hóa tiêu dùng có vai trò như thế nào?

  • A. Tác động đến chiến lược sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế.
  • B. Là cơ sở giúp cho các doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.
  • C. Góp phần gìn giữ và phát huy những tập quán tiêu dùng tốt đẹp của dân tộc.
  • D. Góp phần làm thay đổi phong cách tiêu dùng, tác phong lao động của con người.

Câu 20: Một trong những đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam là

  • A. tính kế thừa.
  • B. tính thời cơ.
  • C. tính lãng phí.
  • D. tính sính ngoại.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.