ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 3: LẠM PHÁT, THẤT NGHIỆP
Câu 1. Nhà nước đã làm thế nào để tích cực thông báo đến cho người dân về diễn biến của tình trạng thất nghiệp?
- A. Hỗ trợ người lao động tìm được ra định hướng phù hợp với bản thân
- B. Tập trung đầu tư cho các ngành nghề đang mang lại nguồn lợi kinh tế lớn
- C. Thực hiện các hành động giúp đỡ người thất nghiệp vượt được qua khó khăn trong khi chưa tìm được việc làm
-
D. Tích cực quan sát tình hình về việc làm và đưa ra các dự báo về các ngành nghề cho người lao động
Câu 2. Căn cứ vào tỉ lệ, có thể chia lạm phát thành mấy loại hình?
- A. 5 loại hình
- B. 4 loại hình
- C. 2 loại hình
-
D. 3 loại hình
Câu 3. Vì sao hiện nay tình trạng thất nghiệp ở người trong độ tuổi lao động lại tăng cao?
- A. Các cơ sở sản xuất đang không ngừng mở rộng vốn đầu tư kinh doanh
- B. Vì hiện nay hầu hết giới trẻ có xu hướng ham chơi lười làm
-
C. Vì các hiện nay thị trường động đang không ngừng biến đổi, do người lao động chưa đáp ứng được với các yêu cầu mà công việc đề ra, kì vọng vào công việc hoàn mỹ,…
- D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 4. “Năm 2008, nền kinh tế Việt Nam chịu tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm, lạm phát tăng cao. Nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, trong đó kiềm chế lạm phát là ưu tiên hàng đầu, chính sách tiền tệ đã được điều hành theo xu hướng thắt chặt hơn thông qua các biện pháp:
(1) Tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc;
(2) Phát hành 20 300 tỉ đồng trái phiếu cho các ngân hàng thương mại nhằm hút bớt tiền trong lưu thông
(3) Khống chế tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức 30% năm. Chính sách tiền tệ thắt chặt đã đưa mức lạm phát từ 19,89% năm 2008 xuống còn 6,52% năm 2009, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.”
Các biện pháp Chính phủ thực hiện nhằm:
-
A. Làm giảm lượng tiền mặt trong lưu thông
- B. Loại bỏ tiền số ra khỏi lưu thông, thế vào đó là tiền mặt
- C. Làm tăng lượng tiền mặt trong lưu thông
- D. Loại bỏ tiền mặt ra khỏi lưu thông, thế vào đó là tiền số
Câu 5. Tình trạng thất nghiệp để lại các hậu quả gì cho xã hội?
- A. Tình trạng thất nghiệp gây ảnh hưởng đối với các chuỗi cung ứng toàn quốc
- B. Tình trạng thất nghiệp chỉ ảnh hưởng đến người lao động
-
C. Tình trạng thất nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới nhà nước
- D. Tình trạng thất nghiệp ảnh hưởng nặng nề đối với mỗi cá nhân, với nền kinh tế và mọi mặt của đời sống
Câu 6. Tình trạng thất nghiệp xảy ra do người lao động mong muốn làm việc nhưng không thể tìm kiếm được việc làm được gọi là:
- A. Thất nghiệp tạm thời
- B. Thất nghiệp cơ cấu
-
C. Thất nghiệp không tự nguyện
- D. Thất nghiệp tự nguyện
Câu 7. Chỉ số giá tiêu dùng được viết tắt là:
- A. GDP
-
B. CPI
- C. HDI
- D. KPI
Câu 8. Người dân xã D trước giờ kiếm sống nhờ làm các sản phẩm về mây tre đan, nhưng đứng trước tình hình thị trường cạnh tranh khốc liệt sản phẩm của xã D được làm thủ công hầu hết các công đoạn dẫn đến giá thành của sản phẩm bán ra đắt hơn các nơi khác, khó cạnh tranh. Người dân xã D lo lắng vì nếu không phát triển được nghề thì rất nhiều người dân trong xã sẽ rơi vào tình trạng thất nghiệp. Theo em, xã D nên thay đổi như thế nào để thích ứng được với thị trường?
- A. Xã D chỉ cần tuyển thêm nhân công vào làm việc trong nghề mây tre đan là có thể giải quyết được vấn đề
- B. Thay đổi phương thức kinh doanh tại xã
-
C. Xã D nên áp dụng các tiến bộ kĩ thuật vào làm thay một số công đoạn làm việc để giúp tăng năng suất lao động
- D. Xã D nên giảm giá thành sản phẩm để có thể cạnh tranh được tốt hơn với các nơi khác
Câu 9. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng thất nghiệp?
- A. Sự mất cân đối giữa lượng cung và cầu trên thị trường lao động.
-
B. Người lao động thiếu chuyên môn, nghiệp vụ và kĩ năng làm việc.
- C. Nền kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất.
- D. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nên đặt ra yêu cầu mới về chất lượng lao động.
Câu 10. Trong điều kiện lạm phát thấp, giá cả thay đổi chậm, không ảnh hưởng quá tiêu cực tới nền kinh tế và xã hội thì người ta gọi trường hợp đó nền kinh tế đang trong giai đoạn như thế nào?
- A. Nền kinh tế chậm phát triển
- B. Nền kinh tế bất ổn
-
C. Nền kinh tế ổn định
- D. Nền kinh tế phát triển
Câu 11.Trong điều kiện lạm phát thấp,
-
A. giá cả thay đổi chậm, nền kinh tế được coi là ổn định.
- B. giá cả thay đổi nhanh chóng; nền kinh tế cơ bản ổn định.
- C. đồng tiền mất giá một cách nhanh chóng, lãi suất thực tế giảm.
- D. đồng tiền mất giá một cách nghiêm trọng; kinh tế khủng hoảng.
Câu 12. Em đồng tình với ý kiến nào sau đây?
-
A. Để giải quyết được vấn đề việc làm, Nhà nước phải tạo ra các điều kiện thuận lợi cho người lao động tự tạo việc làm
- B. Chính quyền địa phương phải có trách nhiệm giải quyết việc làm cho người thất nghiệp tại địa phương mình
- C. Trung tâm giới thiệu việc làm có trách nhiệm môi giới, giới thiệu việc làm cho người lao động
- D. Người lao động giữ vai trò quan trọng nhất trong việc giải quyết vấn đề thất nghiệp
Câu 13. Trong trường hợp lạm phát tăng nhanh nhà nước có thể làm gì để hỗ trợ người dân ứng phó với tình hình khó khăn trước mắt?
- A. Tăng các chi tiêu công
-
B. Sử dụng nguồn dự trữ quốc gia đề bình ổn cung – cầu
- C. Bỏ ngỏ thị trường
- D. Phát hành thêm tiền tệ
Câu 14. Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát, mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm (10% £ CPI < 1.000%) được gọi là tình trạng
-
A. lạm phát vừa phải.
- B. lạm phát phi mã.
- C. siêu lạm phát.
- D. lạm phát nghiêm trọng.
Câu 15. M vẫn luôn thắc mắc vì sao ngày xưa khi còn nhỏ chỉ cần 200 đồng là em đã có thể mua được một gói bim bim ngô rất ngon, mà bây giờ vẫn là gói bim bim ngô đó nhưng em phải bỏ ra số tiền là 3000 đồng để mua nó. Em hãy giúp M hiểu vì sao sản phẩm vẫn vậy mà giá thành lại thay đổi?
- A. Vì thời gian trôi đi lên giá thành cũng thay đổi
- B. Vì số tiền mà M bỏ ra chưa tương xứng với một bắp ngô
- C. Vì số ngô người dân tiêu thụ mỗi năm quá lớn
-
D. Vì tình hình vật giá ngày càng leo thang, do các nguyên liệu đầu vào để sản xuất ra một gói bim bim đã không còn như những năm về trước nên các doanh nghiệp phải tăng giá của sản phẩm để không bị thua lỗ
Câu 16. Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở 2019, tỉ lệ thất nghiệp của dân số từ 15 tuổi trở lên là 2.05%. Tỉ lệ lao động thất nghiệp theo giới tính, nhóm tuổi cụ thể như sau:
Tỉ lệ thất nghiệp cao tập trung ở nhóm tuổi nào?
- A. Từ 15 – 24 tuổi
-
B. Từ 25 – 54 tuổi
- C. Cả A và B
- D. Từ 60 tuổi trở lên
Câu 17. Cho biểu đồ sau:
Dựa trên tỉ lệ lạm phát của từng năm, hãy chỉ ra những năm thuộc nhóm lạm phát vừa phải.
- A. 2004 – 2008
-
B. 2004, 2005, 2006, 2009, 2012, 2013
- C. 2009 – 2013
- D. 2007, 2008, 2010, 2011
Câu 18. Một doanh nghiệp đang kinh doanh bằng các yếu tố đầu vào ngoại nhập, nhiên liệu nhập vào đang ở mức giá rất cao thì công ty đó có thể bị ảnh hưởng như thế nào?
-
A. Giá cả hàng sản xuất ra của công ty bị đẩy lên cao hơn, mất giảm đi lượng khách hàng
- B. Công ty sẽ dần bị mất đi chỗ đứng trên thị trường
- C. Thực hiện được các biện pháp đón đầu trong nền kinh tế hội nhập
- D. Công ty sẽ buộc phải tăng các giá thành sản phẩm của mình lên cao hơn
Câu 19. “Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 – 2030 tầm nhìn đến năm 2045 nhằm đưa nước ta trở thành quốc gia phát triển hàng đầu về giáo dục nghề nghiệp trong khu vực ASEAN, bắt kịp tốc độ tiên tiến của thế giới.”
Nhà nước có vai trò gì trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp trong trường hợp trên?
-
A. Nhà nước đưa ra chính sách nhằm phát triển việc dạy nghề, giúp cho nhiều người có công ăn việc làm hơn
- B. Nhà nước mở rộng quy mô sản xuất của các hoạt động công nghiệp định hướng khoa học tiên tiến, giúp cho nhiều người tiếp cận với những công việc khó, giảm nguy cơ thất nghiệp
- C. Nhà nước tăng cường xuất khẩu lao động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, điều này nhằm nâng cao trình độ của người lao động trong xu thế mới
- D. Nhà nước đưa ra các chính sách hỗ trợ người lao động thất nghiệp, chi trả tiền trợ cấp thất nghiệp
Câu 20. Sự tăng mức giá chung các hàng hóa, dịch vụ của nền kinh tế (thường tính bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI) một cách liên tục trong một thời gian nhất định được gọi là:
- A. Suy thoái
-
B. Lạm phát
- C. Tăng trưởng
- D. Khủng hoảng
Câu 21. Đối với các nhân lực bị mất việc làm do chưa có kinh nghiệm làm việc với máy móc ở trình độ cao, nhà nước nên làm như thế nào để hỗ trợ người lao động sớm tìm được việc làm phù hợp với bản thân?
-
A. Tổ chức các khóa đào tạo kĩ năng nghề nghiệp cho nhân viên
- B. Khuyến khích nhân viên tích cực tìm việc làm
- C. Hỗ trợ nhân viên tìm kiếm việc làm phù hợp với bản thân mình
- D. Yêu cầu các doanh nghiệp tuyển thêm nhiều nhân viên
Câu 22. Chị A vừa mới tốt nghiệp đại học, chị chưa tìm được cho mình một công việc phù hợp với sở thích của mình nên hiện tại chị vẫn ở nhà. Theo em chị A có phải đang ở trong tình trạng thất nghiệp không?
- A. Không vì các công ty không đáp ứng được các nhu cầu mà chị A mong đợi, chứ không phải chị A không đáp ứng được
-
B. Có chị A đang thuộc dạng thất nghiệp tự nguyện do chưa tìm được các công việc có điều kiện mà chị cần
- C. Không vì chị A vẫn muốn làm việc nên không bị gọi là thất nghiệp
- D. Có vì chị A chưa đi làm gì nên là thất nghiệp
Câu 23. Thất nghiệp được phân chia theo mấy loại? Đó là những loại nào?
- A. Thất nghiệp được phân chia theo 2 loại: thất nghiệp tự nhiên, thất nghiệp chu kì
- B. Thất nghiệp được phân chia làm 2 loại: thất nghiệp tự nguyện, thất nghiệp không tự nguyện
-
C. Thất nghiệp được phân chia ra làm 2 loại: thất nghiệp theo nguồn gốc thất nghiệp, thất nghiệp theo tính chất
- D. Thất nghiệp được phân chia làm 2 loại: thất nghiệp cơ cấu, thất nghiệp tạm thời
Câu 24. Xác định loại hình thất nghiệp được đề cập đến trong trường hợp sau:
“Ông B không đáp ứng được yêu cầu của việc làm mới khi doanh nghiệp chuyển đổi sang quy trình sản xuất hiện đại nên phải nghỉ việc”
- A. Thất nghiệp chu kì
- B. Thất nghiệp tạm thời
-
C. Thất nghiệp cơ cấu
- D. Thất nghiệp tự nguyện
Câu 25. Người ta phân chia lạm phát dựa vào điều gì?
- A. Sự nghiêm trọng
- B. Thời gian xảy ra lạm phát
-
C. Mức độ lạm phát
- D. Mức giá thành sản phẩm