TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Công dân được tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về tất cả các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước dưới hình thức bằng lời nói, văn bản bản điện tử (Facebook, Zalo,...), hoặc dưới hình thức khác – đó là nội dung của quyền nào sau đây?
-
A. Tự do ngôn luận.
- B. Tự do báo chí.
- C. Tiếp cận thông tin.
- D. Tự do tín ngưỡng.
Câu 2: Quyền tự do báo chí là quyền của công dân được
- A. tiếp cận các thông tin do cơ quan nhà nước nắm giữ.
- B. lan tuyền những thông tin, tà liệu liên quan đến bí mật quốc gia.
- C. phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề của đất nước.
-
D. sáng tạo các tác phẩm báo chí, tiếp cận và phản hồi thông tin cho báo chí.
Câu 3: Công dân tiếp cận các thông tin do cơ quan nhà nước nắm giữ – đó là nội dung của quyền nào sau đây?
- A. Quyền tự do báo chí.
- B. Quyền tự do ngôn luận.
- C. Quyền tự do tín ngưỡng.
-
D. Quyền tiếp cận thông tin.
Câu 4: Theo quy định của pháp luật, công dân viết bài gửi đăng báo bày tỏ quan điểm của mình về chính sách kinh tế của Nhà nước là thực hiện quyền
- A. bảo mật thông tin.
- B. công bố niên biểu.
-
C. tự do ngôn luận.
- D. phê duyệt chính sách.
Câu 5: Một trong những hình thức để công dân thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận là
- A. phát tán mọi quan điểm trái chiều.
-
B. phát biểu ý kiến trong hội nghị.
- C. tuyên truyền thông tin thất thiệt
- D. theo dõi diễn biến dịch bệnh.
Câu 6: Ông B viết bài đăng báo ca ngợi lực lượng chức năng đã cùng đồng bào khắc phục hậu quả do thiên tại gây ra. Ông B đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân?
- A. Quản trị truyền thông.
- B. Đối thoại trực tuyến.
- C. Thông cáo báo chí.
-
D. Tự do ngôn luận.
Câu 7: Ông V viết bài đăng báo bày tỏ lòng tri ân đối với các nhân viên y tế đã luôn tiên phong trong cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19. Ông V đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân?
- A. Kiểm soát truyền thông.
- B. Đối thoại trực tuyến.
-
C. Tự do ngôn luận.
- D. Thông cáo báo chí.
Câu 8: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền tự do ngôn luận khi
- A. bày tỏ sở thích cá nhân.
- B. tích cực tham gia thảo luận.
- C. đề xuất đổi mới chính sách.
-
D. ngăn cản việc góp ý, phê bình.
Câu 9: Trong tình huống sau, người dân xã M đã thực hiện quyền nào của công dân?
Tình huống: Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, chính quyền xã M đã có nhiều việc làm tích cực; tuy nhiên, vẫn còn một số cán bộ có việc làm gây dư luận không tốt trong nhân dân. Trước tình hình đó, bà con xã M đã phản ánh với báo chí về tình trạng: cán bộ phụ trách công trình đã không minh bạch trong việc thu chi tiền làm đường của các hộ dân trong xã.
- A. Tiếp cận thông tin.
- B. Bảo hộ danh dự.
- C. Tự do ngôn luận.
-
D. Tự do báo chí.
Câu 10: Bạn Y là sinh viên đại học viết bài đăng báo nhằm chia sẻ kinh nghiệm của lực lượng sinh viên tình nguyện đã có nhiều hoạt động sáng tạo trong chiến dịch "Tiếp sức mùa thi". Bạn Y đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân?
-
A. Tự do ngôn luận.
- B. Thông cáo báo chí.
- C. Đối thoại trực tuyến.
- D. Kiểm soát truyền thông.
Câu 11: Trong trường hợp sau, anh H và anh T đã thực hiện quyền nào của công dân?
Trường hợp: Anh H và anh T trao đổi với nhau về việc tìm hiểu thông tin kinh tế – xã hội của tỉnh mình. Anh H thường hay theo dõi thông tin về tình hình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước qua kênh VTV1, nhưng anh không hiểu làm thế nào để có thể biết được thông tin về tỉnh mình. Anh T đã tư vấn cho anh H có thể tìm hiểu qua kênh truyền hình của tỉnh, hệ thống đài phát thanh của địa phương, Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước trong tỉnh.
-
A. Tiếp cận thông tin.
- B. Bảo hộ danh dự.
- C. Tự do ngôn luận.
- D. Tự do báo chí.
Câu 12: Anh V thường xuyên viết bài đăng báo ca ngợi những học sinh vượt khó đạt thành tích cao trong học tập. Anh V đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân?
- A. Đối thoại trực tuyến.
-
B. Tự do ngôn luận.
- C. Quản trị truyền thông.
- D. Thông cáo báo chí.
Câu 13: Hành vi của ông T trong tình huống dưới đây đã vi phạm quyền nào của công dân?
Tình huống: Chị V và anh K muốn tìm hiểu thông tin về bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với hộ gia đình khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện mình để xây dựng các công trình công cộng. Hai người đến Uỷ ban nhân dân huyện đề nghị được cung cấp thông tin về những nội dung này. Sau khi nghe chị V và anh K trình bày về mong muốn của mình, ông T (cán bộ lãnh đạo huyện X) đã từ chối cung cấp thông tin với lý do: đây là những tài liệu mật, không được phép công khai.
-
A. Tiếp cận thông tin.
- B. Bảo hộ danh dự.
- C. Tự do ngôn luận.
- D. Tự do báo chí.
Câu 14: Khi thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin, công dân cần có trách nhiệm gì?
-
A. Tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật.
- B. Làm sai lệch nội dung thông tin đã được cung cấp.
- C. Xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
- D. Xâm phạm đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Câu 15: Trong quá trình thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin, công dân không được
- A. trung thành với Tổ quốc và bảo vệ Tổ quốc.
- B. tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật.
-
C. làm sai lệch nội dung thông tin đã được cung cấp.
- D. Chịu trách nhiệm về những thông tin mà mình cung cấp.
Câu 16: Trước những hành vi vi phạm quyền của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin, chúng ta cần
- A. thờ ơ, vô cảm.
-
B. lên án, ngăn chặn.
- C. học tập, noi gương.
- D. khuyến khích, cổ vũ.
Câu 17: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả từ việc vi phạm quyền của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin?
- A. Xâm phạm quyền tự do, quyền dân chủ của công dân.
- B. Có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự… của công dân.
- C. Làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
-
D. Người có hành vi vi phạm sẽ bị phạt tù trong mọi trường hợp.
Câu 18: Em hãy cho biết ý kiến nào sau đây là sai?
- A. Công dân đóng góp ý kiến về những vấn đề chung của đất nước, xã hội là thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí.
- B. Quyền tự được tiếp cận thông tin là quyền của con người có thể được đọc, xem, nghe bất kỳ thông tin nào nếu muốn.
-
C. Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tự do nói lên tất cả những suy nghĩ của mình ở mọi nơi, mọi lúc.
- D. Khi thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin bắt buộc nhân dân phải tuân theo những nghĩa vụ mà pháp luật quy định về các vấn đề đó.
Câu 19: Trong lúc mọi người ăn tối, ti vi có phát chương trình Thế giới động vật mà M yêu thích. Em tính xem một lát rồi mới đứng dậy vào bàn học. Thấy vậy, mẹ M ngay lập tức giục em đứng dậy đi học. M có bày tỏ muốn được xem chương trình vì có nhiều thông tin bổ ích nhưng mẹ của M nói rẳng chỉ có các chương trình gì liên quan đến việc học của em mới quan trong và cần xem. Theo em, mẹ của M có vi phạm về quyền tự do tiếp cận thông tin của con không?
- A. Mẹ M làm tất cả là muốn cho con học tốt chứ không hề có ý xấu nên không vi phạm vào luật.
-
B. Mẹ M phạm luật vì chương trình M muốn xem cũng có bổ sung thêm kiến thức về muôn loài và việc việc em xem hoàn toàn có thể tiếp thu được thêm các tri thức bổ ích, mẹ không nên cấm em xem.
- C. Chỉ đáp án A đúng.
- D. Chỉ đáp án B đúng.
Câu 20: Học sinh có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình bằng cách nào dưới đây?
- A. Đưa thông tin không hay về trường mình lên Facebook.
-
B. Phát biểu ý kiến xây dựng trường lớp trong các cuộc họp.
- C. Tự do nói bất cứ điều gì về trường mình.
- D. Chê bai trường mình ở nơi khác.